Cách đây vài năm, một giáo viên yoga mà tôi rất ngưỡng mộ có nói với tôi rằng sai lầm nên “cái cớ để chúng ta ăn mừng”. Một người lấy sự hoàn hảo làm tín ngưỡng như tôi cảm thấy rất hoài nghi câu nói này. Làm sao tôi có thể vui nổi với thất bại của mình được chứ? Nhưng về sau khi càng suy ngẫm lại, tôi càng thấy điều này lại có lý. Tuy những điều ngớ ngẩn hoặc những hiểu biết sai lầm của chúng ta trong yoga có thể ảnh hưởng đến cái tôi chúng ta, nhưng thật sự chúng mang lại cho chúng ta nhiều bài học. Điều này tưởng như nghịch lý, nhưng thực tế là càng dạy nhiều, càng đi học nhiều, càng đọc sách nhiều, thì cái danh sách “những thứ tôi biết chắc nịch” càng trở nên ngắn đi. Điều này đôi lúc làm chúng ta hơi nản lòng, nhưng cũng mang lại nhiều phấn khích. Tuy vậy, cuối cùng với vai trò là người giáo viên, chúng ta càng lùi lại và tự vấn “làm vậy có hợp lý không? Điều này có đúng không?”, chúng ta càng có cơ hội phụng sự học viên của mình tốt hơn, và chúng ta cũng học cách khám phá tìm hiểu bản thân hơn trong hành trình này. Và điều này chắc chắn là đáng ăn mừng rồi.
Đây là 5 sai lầm to lớn nhất tôi đã “phạm” trong một thập kỉ dạy yoga của mình, và cuối cùng tôi cũng học được rất nhiều từ chúng. Có thể bạn cũng tìm thấy được điều bổ ích cho bản thân và thốt lên (tạ ơn trời, ít ra cũng có người đã từng làm/ suy nghĩ/ hay nói điều đó…giống mình)
Cho rằng nguyên tắc định tuyến áp dụng phù hợp cho tất cả
Từ khi đặt chân lên thảm tập yoga, tôi đã bị hấp dẫn bởi những nguyên tắc định tuyến – những chỉnh sửa, di dời, cú vặn người nhỏ có thể thay đổi hình dáng và cảm nhận tư thế rất nhiều. Và ngay từ đầu, tôi đã biết tôi muốn thực hiện tư thế yoga “đúng cách”. Nói cách khác là tập đúng định tuyến. Và xuyên suốt một thời gian dài, tôi đã nghĩ “định tuyến đúng” là định tuyến tôi nhìn thấy trong các cuốn sách và tạp chí yoga. Tôi đã cho rằng nếu một tư thế nhìn chuẩn, thì nó mới hữu ích và khỏe mạnh. Và như thế, nếu chúng ta cứ áp dụng những hướng dẫn đúng định tuyến, thì chúng ta sẽ giúp chữa tất thảy các chứng đau nhức và sự mất cân bằng. Kiểu theo công thức một học viên thực hiện X thì anh ấy sẽ đạt được kết quả Y. Đơn giản là thế!
Nhưng thật sự không đơn giản như vậy vì cơ thể con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Tuy có những hướng dẫn định tuyến sẽ áp dụng được cho hầu hết mọi người vào hầu hết các trường hợp, nhưng vẫn có những ngoại lệ vì con người chúng ta khác nhau, cơ thể khác nhau, và khoảnh khắc “a-ha” vỡ ra của học viên có thể lại là giây phút rất đơ của học viên bên cạnh. Hãy thử xem xét tình huống giáo viên đưa ra một hướng dẫn giống nhau tách hai chân rộng khoảng 4 bàn chân trong tư thế prasarita padottonasana (gập người chân tách rộng) cho một học viên có thân trên rất dài sẽ khác như thế nào cho một học viên có thân trên ngắn. Chưa nói đến việc là con người chúng ta luôn có những khám phá mới về chính cơ thể chúng ta, và chúng ta lại thắc mắc không biết còn có gì ngoài cái nguyên tắc thẳng hàng cho một chiếc hông vuông hay những góc vuông 90 độ.
Chính bản thân tôi cũng mệt mỏi với chính mình trong tư chaturanga dandasana khi tôi nghi ngờ ý nghĩa của sự tuyệt đối trong nguyên tắc thẳng hàng. Một hướng dẫn vô cùng phổ quát khi di chuyển từ tấm ván xuống chaturanga là đẩy người về trước để cẳng tay vuông 90 độ với mặt sàn và khuỷa tay cũng vuông góc 90 độ (để làm rõ hơn, tôi không bàn về việc giữ vai không bị sụp thấp hơn khuỷa tay – đây là nguyên tắc an toàn cơ bản, thay vào đó, tôi đang đề cập nói đến hướng dẫn việc trườn người về trước để khuỷa tay có một góc vuông tuyệt đối khi chúng ta hạ thấp người xuống tư thế chaturanga). Tôi biết rõ về hướng dẫn này. Tôi đã từng thường hướng dẫn như thế. Thậm chí tôi còn nhận ra rằng khi ở chaturanga, tôi phải trườn người về trước rất nhiều để tôi có thể đạt được góc 90 độ ở ngón chân của mình trên mặt sàn. Rồi khi tôi lên chó ngẫng, vai tôi trượt xa về trước so với cổ tay, dẫn đến lưng dưới của tôi bị sụp, gây khó chịu nhiều ở cổ tay, vai và cổ.
Với cơ thể của tôi, sự thẳng hàng với góc 90 độ trong chaturanga thực tế dẫn đến tư thế chó ngẫng rất không an toàn và lệch định tuyến cho bản thân tôi. Lần đầu khi một giáo viên đứng cạnh tôi và hỏi “nếu bạn không trườn người về trước quá mức sẽ như thế nào nhỉ?” Tôi thấy câu hỏi này như sự giễu cợt. Nhưng rõ ràng tôi cảm nhận sự tự do. Nếu tôi chỉ trườn người về trước một chút (vai chỉ trước cổ tay vài cm), tôi không còn tạo ra khuỷa tay vuông lý tưởng nữa, nhưng sự di chuyển vào tư thế chó ngẫng rất dễ chịu và mượt mà, cổ tay tôi cũng không kêu gào nữa, và tôi có thể ngã sau ở lưng giữa hiệu quả hơn (mà không sụp lưng dưới và tổn hại cổ và lưng dưới). Và tôi cũng không cần điều chỉnh bàn chân mình khi lùi về lại chó cúi. Đây có thể không phải là tư thế chaturanga chuẩn sách giáo khoa, nhưng đây là tư thế chaturanga an toàn cho cơ thể tôi. Tôi không có ý nói hướng dẫn góc vuông 90 độ là vô ích và bạn không nên tập theo cách này, nhưng hướng dẫn này không phù hợp với tất cả mọi người, thay vì chú trọng quá nhiều vào việc tư thế trông thế nào, chúng ta hay tập trung nhận biết xem học viên có tập luyện an toàn và hiệu quả không.
Khi chúng ta đồng hóa nguyên tắc định tuyến chuẩn sách giáo khoa như là một định tuyến hữu ích, hoặc mặc định tất cả những sự lệch định tuyến có thể sửa chữa với một hướng dẫn định sẵn giống nhau, là lúc chúng ta tước quyền của học viên. Nếu một giáo viên liên tục bảo bạn cụp hông vào để sửa cái lưng dưới bị cong của bạn, và bạn cứ cụp cho đến khi bạn cảm thấy chán nản với tật ưỡn lưng của mình, rồi cuối cùng bạn cho rằng có cái gì “không phải” với bạn – trong khi thực tế, bạn có thể chỉ cần một hướng dẫn hoặc một điều chỉnh khác đi. Tôi tự hỏi mình muốn gì khi đề cập “định tuyến đúng?”. Rồi tôi nhận ra rằng rất nhiều hướng dẫn định tuyến của tôi dựa trên cái nhìn, sự mỹ quan thay vì mục đích chức năng luyện tập. Thật sự là giáo viên, tôi muốn học viên của mình tập luyện an toàn, hứng thú và đón nhận một chút thử thách trong tập luyện – và có thể khám phá bản thân trong hành trình luyện tập. Và nếu đó là mục tiêu, tôi cho rằng định tuyến đúng phải thật sự là định tuyến an toàn và hiệu quả. Điều này có nghĩa là định tuyến đúng cho mọi người sẽ không luôn giống nhau.
Cho rằng tôi luôn phải có câu trả lời.
Tôi thật sự đặc biệt tranh đấu với điều này khi tôi đang ở tuổi 20. Tuy tôi khá quen với việc dạy chuyển động (tôi dạy ballet ở trường trung học) cho bọn trẻ. Nhưng đến khi dạy người lớn là một câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi cứ lo nghĩ rằng vì tôi trẻ tuổi nên sẽ không ai xem trọng tôi. Vì vậy tôi thường bộc lộ tôi đầy uy quyền, một người luôn có câu trả lời cho mọi câu hỏi. Và khi có điều gì đó tôi không biết, tôi tự thấy bản thân mình như một kẻ xảo trá hoặc thảm bại. Khi đó tôi cho rằng chỉ khi tôi biết có đủ kiến thức về giải phẫu học/ triết lý/ thuật ngữ tiếng Phạn, tôi sẽ bù đắp lại phần thiếu kinh nghiệm sống của tôi. Vì vậy tôi dành thời gian mỗi ngày để học thuộc những kiến thức trong sách yoga và sách giải phẫu học, tự trang bị nhiều câu trả lời cho các câu hỏi mà có khi không ai thật sự hỏi đến. Mặc dù tôi học được rất nhiều thứ hay ho, nhưng toàn bộ việc này có hơi quá. Ý tôi là chẳng phải thầy giáo dạy môn sinh của tôi bước vào lớp yoga của tôi. Trừ một lần thầy ấy vào lớp của tôi thật. Và ngạc nhiên, là thầy ấy không hề đánh đố tôi gì cả về chức năng hệ thần kinh hay là kể với mọi người rằng tôi đã bài kiểm tra ngày xưa tệ thế nào. Thầy chỉ muốn đi tập lớp của tôi như bao người khác.
Tuy vậy thỉnh thoảng học viên sẽ đặt câu hỏi, tuy tôi rất muốn giúp họ, nhưng không phải lúc nào tôi cũng có cách. Và bạn biết sao không? Mọi chuyện vẫn ổn (tuy phải sau một thời gian tôi mới nhận ra điều này). Mọi chuyện thật sự ổn khi chúng ta trả lời “tôi không biết” và gợi ý họ có thể tìm hỏi ai khác trả lời cho họ. Sau cùng tôi là một giáo viên yoga, không phải là bác sĩ, không phải là chuyên gia vật lý trị liệu, cũng chẳng phải là chuyên gia dinh dưỡng. Ừ, tôi có thể cung cấp một số chỉ dẫn và điều chỉnh chung chung, nhưng tất cả chỉ vậy. Và vì cơ thể mỗi chúng ta rất khác biệt và phức tạp, một tư thế biến thể có lợi cho học viên đang bị chứng đau thần kinh tọa lại có thể rất tệ hại cho một học viên khác. Vì vậy việc tạo điều kiện trao đổi lẫn nhau và khuyến khích học viên tôn trọng cơ thể của họ rất quan trọng (và giáo viên cũng nên tôn trọng giới hạn của học viên, không nên khiến họ ái ngại khi lựa chọn điều chỉnh hoặc không thực hiện một tư thế nào đó)
Mọi chuyện thật sự ổn khi chúng ta trả lời “tôi không biết” và gợi ý họ hỏi ai đấy khác có thể có câu trả lời. Sau cùng tôi là một giáo viên yoga, không phải là bác sĩ, không phải là chuyên gia vật lý trị liệu, cũng chẳng phải là chuyên gia dinh dưỡng.
Dạy ngay những gì tôi vừa học từ hội thảo cuối tuần trước
Câu chuyện là thế này: tôi tham gia một hội thảo yoga cuối tuần. Tôi học được rất nhiều khái niệm vô cùng thú vị, những hướng dẫn định tuyến, và một số biến thể tư thế. Tôi rất phấn khích. Tôi không thể đợi đến lúc dạy lại cho học viên của mình những thứ hay ho mới mẻ tôi vừa học. Và rồi tôi dạy…. Tôi không biết họ có hiểu những gì tôi đang muốn nói cho họ biết không. Tôi trở nên thất vọng. Tôi tự hỏi mình đã làm gì sai.
Tôi quá phấn khích về thứ tôi mới học, nhưng tôi lại không thể diễn đạt tốt trong lớp của mình. Đó là vì trong một thời gian ngắn, tôi không thể tích hợp đầy đủ những gì tôi vừa học. Thật ra là tôi chỉ có thể nôn ra (đây là điều tôi thường làm) nhưng bạn biết sao không? Tôi không thể làm điều tốt nhất khi tôi bất chấp ôn lại những gì tôi vội vàng ghi chép đêm trước đó. Tôi chỉ làm tốt nhất khi tôi dạy từ kinh nghiệm thực tế của tôi, là những thứ không thể có được chỉ qua một đêm
Hãy kiên nhẫn chờ đợi một thời gian trước khi giới thiệu mọi người một kiến thức mới là điều dễ dàng đúng không? Lời khuyên này không xa lạ với tôi. Thực tế trong khóa đào tạo HLV yoga tôi tham gia, tôi được dặn hãy tập luyện một tư thế hoặc trải nghiệm một kiến thức nào đó trong 6 tháng trước khi dạy nó. Nhưng thực tế là nói dễ hơn làm. Đặc biệt khi tôi tin như đinh đóng cột rằng tôi đã thực sự nắm bắt được tư thế hoặc kiến thức này. Và nhất là khi tôi cũng chắc chắn rằng những người khác cũng sẽ trở ra và ngay lập tực giảng dạy lại điều mới mẻ hay ho này.
Đồng ý dạy tất cả các lớp
Vừa ngay khi có chiếc bằng tốt nghiệp trên tay, tôi đã gửi hồ sơ xin dạy đến tất cả phòng tập, trung tâm gym, nhà văn hóa, spa trong thành phố. Bất kì nơi nào nhận tôi dạy, tôi đều nhiệt tình đồng ý. Rõ ràng là tôi yêu thích việc dạy mà. Tại sao tôi không nhận lời chứ? Trước khi nhận ra bài học này, tôi đã dạy nhiều địa điểm, di chuyển liên tục từ đầu này sang đầu kia của thành phố.
Lịch dạy của tôi hiển nhiên là kín mít. Và lịch này có hiệu quả không? Không hẳn vậy. Nhưng tôi đã dạy như thế trong những năm tôi hai mươi tuổi, liên tục chạy đua trong thành phố, phải bắt nhiều chuyến xe buýt, tàu, taxi đến nhiều địa điểm dạy khác nhau. Tôi có ngủ đủ không? Ai cần ngủ lúc đấy chứ? Tôi đã dạy tất cả các lớp. Ai nhờ tôi cũng dạy giúp. Tôi cần tích lũy kinh nghiệm. Tôi đã hoàn toàn kiệt sức. Thật ra đây là điều tôi không hề nghĩ đến. Nhưng rõ ràng đây là điều trước sau gì cũng sẽ đến.
Tôi đã dạy quá nhiều lớp, tại quá nhiều nơi, và tôi kiệt sức. Tôi thường dạy lớp trễ buổi tối, thức dậy vào 4 giớ sáng ngày hôm sau, chuẩn bị cho lớp buổi sáng. Đôi lúc tôi ước rằng không học viên nào xuất hiện cả để tôi có thể về nhà chợp mắt một giấc, nhưng mặt khác trong tôi thật sự muốn lớp phải có ít nhất 10 học viên để tôi có đủ thu nhập trang trải chi phí hàng tháng. Tôi vẫn yêu yoga, nhưng tôi không thích cảm giác của bản thân về yoga theo cách này.
Cuối cùng may mắn thay, những giáo viên kinh nghiệm hơn đã gợi ý tôi nhiều cách hiệu quả hơn giúp tôi sắp xếp lịch dạy của mình tốt hơn. Tôi giảm bớt việc dạy các lớp sát giờ nhau. Thay vào đó tôi chú trọng vào hội thảo và lớp kèm riêng. Toàn bộ các gợi ý đều hữu ích. Tuy vậy vẫn khó khăn để tôi từ chối nhận lớp chỗ này chỗ kia. Và việc đầu tiên tôi cần làm là ngừng tìm kiếm lớp mới để dạy. Và tôi bắt đầu thực hành việc từ chối. Ngạc nhiên thay, không ai giận tôi vì việc đấy cả. Mọi thứ cứ tiếp diễn (và ít căng thẳng hơn). Và tôi nhận ra rằng, tôi càng nói không với những thứ tôi không thể đảm trách, tôi càng có nhiều khoảng trống hơn cho cuộc sống của mình, cho những dự án yoga khác có tính bền vững và thú vị hơn.
Cho rằng tôi phải luôn tạo ra chủ đề và dựng bài cho lớp tập
Ngoài việc dạy 20 lớp một tuần tại 8 địa điểm khác nhau, các bạn muốn biết cách khác khiến giáo viên yoga nhanh chóng kiệt sức là gì không? Đó là việc nỗ lực lên một sườn giáo án rất chi tiết (một danh sách các bài nhạc thú vị, một danh sách những câu nói truyền cảm hứng, món ăn vặt không sữa, không gluten dành cho người ăn chay) cho tất cả mọi người trong lớp tập.
Trong suốt một thời gian dài, tôi đã nghĩ là tôi không thể dạy một lớp với một chủ đề hai lần được. Tất cả trong lớp tập phải luôn mới mẻ. Chẳng may một học viên đến lớp của tôi hai lần thì sao? Họ có thất vọng không nếu không nhận được thứ gì mới mẻ. Có thời điểm, tôi gần như dành ba giờ đồng hồ để chuẩn bị cho một lớp tập. Điều này không hề lãng phí (tất nhiên tôi cũng học thêm được nhiều) nhưng việc này thật sự rất mất thời gian và sẽ ổn về lâu dài. Khi tôi hỏi những giáo viên khác về cách chuẩn bị lớp của họ, tôi cũng biết được nhiều phương thức hiệu quả hơn cách của tôi rất nhiều. Một số giáo viên chọn một chủ đề cho cả nguyên tuần, dạy một chuỗi giống nhau nhưng khác một chút ở mỗi lớp. Một số giáo viên thì chọn luôn chủ đề cho cả một tháng rồi sau đó mở rộng dần. Một số luân phiên thay đổi quanh những chủ đề hay chuỗi tư thế định sẵn. Và một số khác thì bỏ hẳn luôn chủ đề, họ chỉ theo một kiểu lớp nhất định, thêm hoặc bớt một vài tư thế chỗ này chỗ kia. Và cũng chằng ai bị làm sao nếu họ cứ lặp đi lặp lại.
Vì thế tôi đã suy nghĩ về điều này. Với tư cách là học viên, liệu tôi có quan tâm việc giáo viên của tôi lặp lại một chủ đề hay một chuỗi bài. Uhm, không hẳn vậy. Tôi thường thích thú một số chuỗi được định sẵn, như chuỗi Ashtanga primary. Khi tôi muốn tự tập ở nhà, tôi thường quay lại chuỗi này. Và tôi thường thích thú khi một trong những giáo viên của tôi cho tập lại một tư thế hay một chuỗi thử thách ở lớp sau đó vì vậy tôi có thể thử tập nó một lần nữa. Vì vậy khi tôi thôi tự hỏi việc gì quan trọng với tôi với tư cách là học viên, cũng là lúc tôi chú trọng hơn vào những gì một giáo viên có thể mang lại, tôi dần chuyển đổi sự ưu tiên của mình. Và cuối cùng thì việc phải có lớp tập mới mỗi ngày và những chiếc bánh brownie xoài đi cùng với chủ đề lớp tập Vua khỉ không còn là quan trọng trong danh sách của tôi nữa.
Giờ tôi vẫn thỉnh thoảng ngồi chuẩn bị cho lớp tập đển 3 giờ đồng hồ, nhưng đó là sự chuẩn bị cho cả chủ đề một tuần hoặc một hội thảo mà tôi muốn giới thiệu cái gì đấy mới với học viên của mình. Thêm vào đó, khi tôi đã dạy một thời gian, tôi đã “tích lũy” một số chủ đề và chuỗi bài mà tôi vẫn có thể dạy lại (thường đi kèm với một số thay đổi nhỏ).
Có giáo viên nào đồng cảm với những chia sẻ của tôi không? Bài học thú vị nhất khi bạn dạy yoga là gì?
Nguồn_ Yoga International
Dịch _Yogavietnam