Tìm được chiếc thảm yoga ưng ý giống như tìm được người bạn đồng hành lý tưởng. Để mối quan hệ đó phát triển tốt đẹp, trước tiên phải bắt đầu từ chính bạn, bạn nên hiểu việc thực hành yoga hiện tại của mình, hiểu cơ thể duy nhất của mình và xác định được mình trông chờ gì ở một chiếc thảm yoga. Có thể không ai khuyên với bạn những điều dưới đây khi bạn tìm mua một chiếc thảm, nhưng chúng đáng để bạn cân nhắc đấy. Bạn cũng có thể lướt qua Các lựa chọn thảm tập yoga ở đây nhé

1.Không có một chiếc thảm nào phù hợp cho tất cả đối tượng.

There is no best mat for all. Khi người ta xác định có thể gắn bó lâu dài với yoga thì thường chú trọng vào việc tìm cho mình một chiếc thảm phù hợp. Tuy nhiên, giữa một rừng các thương hiệu đa dạng, việc chọn lựa một nhãn hiệu phổ biến, thường được nhắc tới có vẻ là một chọn lựa an toàn. “Người ta thấy nó tốt thì chắc nó cũng tốt với mình”. Nhưng sau 1-2 lần sử dụng, họ mới đau khổ, vỡ lẽ ra thảm không hợp. Một người tập đổ mồ hôi nhiều có thể sẽ rất ưng thảm Liforme hay Lululemon vì 2 thảm này có lớp phủ polyurethane tạo nên tính siêu bám cho bề mặt (đồng thời tạo độ láng mịn đặc trưng). Những ai yêu thích chất liệu an toàn thân thiện từ thiên nhiên sẽ rất có thiện cảm với thảm Beinks và Jade làm từ cao su thiên nhiên. Những ai thích thiết kế sáng tạo, đầy năng lượng sẽ chọn lựa Manduka hoặc Yoga Design Lab. Mỗi nhu cầu sẽ được đáp ứng bởi những dòng thảm khác nhau? Bạn đã xác định được bạn cần gì chưa?

2. Không có chiếc thảm ưu việt tuyệt đối.

Khi bạn đặc biệt yêu thích thảm Liforme, Lululemon vì tính siêu bám thì bạn cũng nên sẵn sàng cho sự xuống màu của thảm, bề mặt thảm dễ bị trầy xước sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu hình thức bên ngoài của thảm không tác động đến việc tập luyện của bạn, thì bạn cứ tận hưởng Liforme và Lululemon. Những ai thất vọng ban đầu khi mới tập với thảm Manduka Pro lại bị trượt tay thì có khi bạn cần thêm kiên nhẫn và hiểu biết đặc tính sản phẩm cần một thời gian ngắn làm quen (break in) trước khi phát huy độ bám. Và khi bạn làm quen với thảm rồi thì cảm giác vào thế yoga trên thảm sẽ rất yomost vì thảm êm, vững, đàn hồi tốt, hỗ trợ tuyệt vời. Hoặc như Jade hay Beinks, chính vì bề mặt cao su thô nhám tạo tính bám tốt cho thảm, nhưng đó có thể gây khó chịu cho những ai có làn da nhạy cảm không thoải mái với mặt tập thô ráp này. Hoặc như Yoga Design Lab, mặt vải dễ gây trượt nhưng lại hiệu quả tuyệt vời cho những bạn bị phong thấp tay chân. Mà bạn cũng nên biết thêm các mẹo để những chiếc thảm hợp tác với mình tốt hơn. Một ví dụ nhỏ là xịt nước lên những chiếc thảm với lớp vải bên trên để tạo đổ ẩm cho bề mặt phát huy độ bám.

3. Thảm yoga chỉ thích người chăm chỉ.

Bạn hãy thử thảm với động tác downdog. Nhưng ở downdog mà bạn để tay tì tự do trượt về trước, không gồng cơ bụng, không co cơ đùi, không mở vai, thì dù tập trên một chiếc thảm xịn đến đâu, việc tập của bạn vẫn không hiệu quả hoặc an toàn. Bạn không thể trông chờ chiếc thảm cứ ở đó mà nâng đỡ bạn nếu bạn chưa cố gắng hết sức mình trong việc vào thế. Hãy đến các lớp học và nhờ thầy cô để ý, hướng dẫn bạn cách dùng lực, tì tay, đặt chân một cách chính xác và tập đi tập lại nhiều lần cho thành thục. Hãy để việc tập yoga của bạn cho bạn sự tự do, đừng quá phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài.