Cổ tay là nơi dễ bị chấn thương trên cớ thể chúng ta. Nếu bài tập yoga của bạn bao gồm nhiều bước chuyển vào và ra tư thế chó cuối và Chaturanga, thì chứng đau cổ tay rất dễ gặp phải. Tác giả bài viết này đã giảng dạy cho rất nhiều người kể cả giáo viên yoga khắp nơi, là những yogis tận tụy tập luyện, chia sẻ rằng có đến 25% trong số học viên thú nhận họ bị đau cổ tay khi tập vinyasa. Hiểu được cấu trúc xương phức tạp của cổ tay, bạn sẽ biết vì sao chúng lại dễ bị tổn thương do những chuyển động cơ thể liên tục và việc dồn lực không cân bằng.
Cấu trúc xương cổ tay
Cổ tay bao gồm rất nhiều phần dịch chuyển trong đó. Cổ tay bắt đầu từ xương cẳng tay, xương quay và xương trụ gặp nhau tại điểm giao của ba trong tám xương cổ tay ở mỗi bàn tay. Năm xương cổ tay khác kết nối trực tiếp với nhau và với các ngón tay Một mạng dây chằng chằng chịt kết nối xương với xương, trong khi các cơ khác nhau và gân phủ trên và dưới nhóm các xương này thực hiện chức năng cử động cổ tay và các ngón tay.
Những chấn thương cổ tay phổ biến
Với cấu trúc phức tạp ở cổ tay, tình trạng lệch xương, dây chằng và các cơ trong những tư thế chịu áp lực ổ cổ tay dễ dẫn đến chấn thương. Có 2 tình trạng chấn thương phổ biến.
Một là triệu chứng đau cổ tay phía trụ dưới, báo hiệu xương đụng xương cổ tay ở bờ cổ tay phía ngón út. Triệu chứng này có thể do xương quay biến dạng, tuy nhiên tật bẩm sinh này cũng chỉ chiếm tỉ lệ thấp. Nguyên nhân khác dẫn đến đau cổ tay là các chuyển động liên tục hướng bàn tay lệch ra ngoài hướng về ngón út trong lúc thực hiện các tư thế chịu lực nhiều ở cổ tay như chó cuối.
Triệu chứng phổ biến thứ hai là viêm gân cổ tay, do việc duỗi khớp cổ tay tối đa trong việc thực hiện sai định tuyến các tư thế chịu lực như Chaturanga. Chấn thương cổ tay mạn tính cũng thường thấy ở người tập dãn dây chằng, dẫn tới sưng, đau cổ tay, hậu quả cuối cùng là viêm khớp cổ tay.
Cách bảo vệ cổ tay.
Sẽ ngạc nhiên khi biết cách bảo vệ cổ tay chính là tập cho cơ cốt lõi khỏe. Y học chứng mình rằng cơ lõi khỏe sẽ giúp tăng cường chức năng cho cơ ống xoay vai. Cơ ống xoay vai là nhóm cơ cố định vai vì thế sẽ giúp giảm lực chuyển lên cổ tay. Ta có thể hình dung người với co lõi kém không thể vận dụng cơ bụng để giữ phần thân trên vững trong tư thế chaturanga, khiến bụng bị chùn, vai không vững, khi đó phần lớn sức nặng phần thân trên đổ dồn lên cổ tay, đặc biệt trong các bước chuyển thế trong bài vinyasa, phổ biến nhất là bước chuyển từ chó cuối xuống Chanturanga lên chó ngẫng rồi về lại chó cuối. Người cơ lõi yếu với thói quen tập chuỗi vinyasa dồn hết lực vào cổ tay, dần sẽ dẫn đến các chấn thương cổ tay đề cập ở trên. Vì thế người tập hãy thật lưu ý vận dụng cơ lõi, cơ vai vào các bài tập chuỗi để bảo vệ cổ tay tối đa.
Nguồn_Yoga Journal