Một phần tốt đẹp của cuộc đời tôi đã dành cho những hoàn cảnh có thể xem là vô vọng – trong vai trò một nhà hoạt động chống chiến tranh, một nhân viên đấu tranh cho quyền công dân, một điều dưỡng cho những người hấp hối. Tôi cũng tình nguyện trong các hoạt động với tử tù, phục vụ trong các phòng khám y khoa ở những nơi hẻo lánh của Himalayas – nơi mà cuộc sống thật khó khăn, nguồn thực phẩm khan hiếm và việc tiếp cận y tế gần như không – và còn làm việc ở Kathmandu với những người tị nạn Rohingya, những người không có địa vị ở bất cứ nơi nào. Bạn có thể hỏi, bận tâm làm gì? Tại sao lại giữ hy vọng cho việc ngừng chiến tranh hay sự bất công? Tại sao lại giữ hy vọng cho những người sắp chết, hoặc cho những người tị nạn trốn chạy khỏi nạn diệt chủng, hoặc cho giải pháp giải quyết thay đổi khí hậu?
Tôi thường lo nghĩ bởi khái niệm “hy vọng”. Nhưng gần đây, một phần vì hoạt động của nhà phê bình xã hội Rebecca Solnit và quyển sách đầy lực của cô Hy vọng trong bóng tối, tôi được mở ra một quan điểm khác về hy vọng – cái mà tôi gọi là niềm hy vọng thông thái.
Là Phật tử, chúng ta đều biết hy vọng thông thường dựa trên khao khát, sự mong muốn có được một kết quả khác với cái sẽ thực sự xảy ra. Không đạt được cái mà chúng ta hy vọng thường được xem là trải nghiệm của sự bất hạnh. Một người tràn đầy hy vọng theo cách này có một kỳ vọng luôn lửng lơ trên nền, là cái bóng của nỗi sợ hãi rằng ước mơ của họ sẽ không được hoàn thành. Hy vọng thông thường này là biểu hiện tinh tế của nỗi sợ hãi và cũng là một hình thức khổ đau.
Hy vọng thông thái tức là không nhìn nhận sự vật một cách phi thực tế mà nhìn chúng như cái cách của chúng, bao gồm cả chân lý của sự đau khổ – kể cả sự tồn tại của nó và năng lực biến chuyển nó của chúng ta. Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra là khi hình thức hy vọng này trở nên sống động; trong sự bao la của cái không chắc chắn chính là không gian mà chúng ta cần để hành động.
Thông thường chúng ta bị tê liệt đi bởi niềm tin là không có gì để hy vọng nữa – rằng chẩn đoán ung thư là con đường một chiều không lối thoát, là hoàn cảnh chính trị của chúng ta không thể sửa chữa, là không có cách nào giải cứu khủng hoảng khí hậu. Thật dễ để nghĩ là không gì có ý nghĩa nữa, hoặc chúng ta không có sức mạnh hoặc lý do để hành động.
Tôi thường nói rằng chỉ nên có 2 từ trên cánh cửa vào ngôi đền của chúng ta ở Santa Fe (New Mexico): Hiển thị! Đúng, sự đau khổ là hiện tại. Chúng ta không thể chối bỏ. Trên thế giới đang có 65.3 triệu người tị nạn, và chỉ có 11 quốc gia không bị vướng bận bởi xung đột, và thay đổi khí hậu đang biến rừng thành sa mạc. Bất công kinh tế đang đẩy con người vào cảnh nghèo đói tột cùng. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và giới tính vẫn còn lan tràn.
Nhưng hãy hiểu rằng, niềm hy vọng thông thái không có nghĩa là chối bỏ những thực tế này. Nó có nghĩa là đối diện với chúng, giải quyết chúng và nhớ những gì khác còn tồn tại, ví dụ như thay đổi trong các giá trị của chúng ta giúp nhận ra và dịch chuyển chúng ta đi giải quyết những khổ đau ngay lúc này. Thiền sư Keizan có nói: “Đừng tìm kiếm lỗi lầm với hiện tại.” Ông mời chúng ta nhìn thấy nó, chứ không phải bỏ chạy khỏi nó.
Chính khách nước Séc Václav Havel có nói: “Hy vọng chắc chắn không phải là sự lạc quan. Nó không phải là niềm tin rằng một cái gì đó sẽ biến chuyển tốt nhưng là sự chắc chắn rằng điều gì đó có ý nghĩa, cho dù nó có ra sao.” Chúng ta không thể biết, nhưng chúng ta có thể tin rằng sẽ có chuyển động, sẽ có sự thay đổi. Và chúng ta là một phần của chúng. Chúng ta chuyển động về phiá trước trong ngày và cùng biểu quyết, hoặc ngồi cạnh bên một bệnh nhân sắp chết, hoặc dạy các em học sinh lớp Ba.
Là Phật tử, chúng ta sẻ chia khát vọng chung là được đánh thức khỏi đau khổ; đối với nhiều người trong chúng ta, khát vọng này không phải là chương trình cải thiện cho cái tôi nhỏ bé. Bồ tát nguyện ngay tại trung tâm của truyền thống Đai thừa là, nếu không có gì khác, một biểu hiện mạnh mẽ của hy vọng cấp tiến và thông thái – một niềm hy vọng vô điều kiện, không có ham muốn.
Dostoyevsky nói, “Sống không hy vọng là chấm dứt sống.” Lời nói của Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sự thờ ơ không phải là một con đường giác ngộ. Chúng ta được kêu gọi để sống với khả năng, đủ hiểu biết rằng sự vô thường chiếm ưu thế. Vậy tại sao không chỉ hiển lộ?
Nguồn: lionroar
Dịch bởi Yogavietnam