Khi thực hiện một asana trở nên khó khăn, người tập thường vin vào độ dẻo cơ thể của họ. Nhưng Bernie Clark giải thích rằng đơn giản không phải tư thế nào cũng phù hợp cho tất cả người tập luyện. Vì vậy ông chỉ ra một lộ trình giúp chúng ta hiểu biết được cơ thể của riêng của chúng ta và quyết đoán xem đâu là lý do thật sự khiến chúng ta không thực hiện được một tư thế nhất định.
Ở thời đại của “chụp ảnh tự sướng”, sự tung hê tính cá nhân đã đạt đến tình trạng phi tự nhiên và méo mó. Công nghệ liên tục mang lại cho chúng ta những ứng dụng mới giúp chúng ta đánh lừa vẻ ngoài của mình và giấu đi bản chất thật của mình đằng sau sự chọn lọc, chỉnh sửa hình ảnh. Vì vậy khi bạn thử tư thế Vũ công trông rất cao siêu và ngón chân bạn không thể chạm đỉnh đầu, thì sự thật là bạn phải chấp nhận hình dáng xương và các mô trong cơ thể của bạn. Đơn giản cơ thể của bạn không làm được tư thế này.
Điều này không khiến bạn không khỏe mạnh hay không có được chất yoga, mà chính điều này khiến bạn đúng nghĩa là một con người. Đây là sự nhắc nhở trấn tĩnh bạn nhớ rằng chúng ta hoàn toàn khác nhau. “Bạn không giống ai, và sự không giống ai này tạo ra sự khác biệt ở những thứ mà “dường như ai” cũng làm được và thứ thật sự bạn có thể làm được. Không một tư thế yoga nào mà tất cả mọi người đều làm được, và không có ai làm được tất cả các tư thế” – Bernie đã viết như thế trong cuốn sách “Your Body, Your Yoga” của ông. Khi thực hành yoga, rõ ràng không có một tư thế nào phù hợp cho tất cả mọi người.
Cơ thể giải phẫu của bạn không giống ai – Hãy tìm hiểu nó.
Hợp nhất sự khác biệt và tính độc nhất là biểu hiện một hiện tượng phức tạp mà không phải xã hội nào cũng sẵn sàng đón nhận. Một lớp yoga có năm học viên dễ dàng cho giáo viên có thể quan tâm nhu cầu của từng người nhưng khi con số tăng lên, điều này sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy việc đánh đồng nhu cầu học viên khiến cách họ dạy dễ gây chấn thương, nếu họ không lưu tâm. Cảm giác bất an có thể xuất hiện trong lớp tập. Bạn sẽ nhận ra mình thèm muốn một cơ thể dễ điều khiển và lo sợ rằng nếu mình không trình diễn được một tư thế “ra trò”, bạn sẽ bị nhận ra giữa đám đông bởi sự kém cỏi mà bạn tự gán cho mình.
Khác biệt không phải là kém cỏi. Clark trích một câu nói của nhà di truyền học Theodosius Dobzhansky khích lệ chúng ta hãy nắm bắt sự khác biệt của mình và hãy bớt hà khắc với những lời châm biếm bản thân “tại sao có suy nghĩ rằng chỉ vì ai đó không làm được một điều gì đó thì chúng ta cũng sẽ thất bại? Có những điều chúng ta có thể làm ngay bây giờ, có những điều chúng ta có thể làm ở một thời điểm nào đó, và có những điều chúng ta sẽ không bao giờ làm được”
Nếu chúng ta đủ tò mò, chúng ta sẽ dần trở thành một người được trang bị tối ưu nhất để hiểu biết cơ chế đặc biệt của cơ thể ta. Hầu hết các giáo viên không biết gì nhiều về bạn, và họ sẽ không bao giờ biết về bạn như khả năng bạn hiểu về bạn.
Một giáo viên nhiệt tình quá mức có thể có những giả định sai lầm khiến bạn chấn thương. Bạn cần phải có trách nhiệm cho việc luyện tập của mình ngay tại lớp tập và tại nhà. Việc này sẽ mất thời gian của bạn để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, giới hạn và kĩ năng của chính bạn.
Điều gì ngăn bạn lại?
Clark đề xuất một cách hiệu quả để định vị những hạn chế cơ thể vật lý của bạn bạn cách thăm dò một cách hệ thống cảm nhận cơ thể trong những tư thế yoga khác nhau. Ông mở ra sự khám phá bằng câu hỏi “điều gì ngăn bạn lại”. Nói một cách khác, điều gì hạn chế sự linh hoạt của bạn?
Có hai thứ ngăn bạn lại. Một là tình trạng căng cứng, tạo ra phản ứng của các mô (cơ, dây chằng, mạc) khi bị duỗi, và hai là tình trạng chèn ép, tạo ra từ sự tiếp chạm: xương với xương (chèn ép lớn), thịt với thịt (chèn ép nhẹ), xương với thịt (chèn ép vừa).
Vì vậy quan sát cảm nhận cơ thể về tình trạng căng cứng hoặc chèn ép trong tập luyện yoga sẽ giúp bạn khám phá cơ thể và những giới hạn riêng biệt của bạn. Điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với cơ thể của mình, thay vì đối đấu với nó trong một tư thế yoga nào đó.
Để làm rõ quá trình này, Clark đã đầu tư nghiên cứu rất nhiều về giải phẫu học để quan sát tình trạng căng cứng và chèn áp và sau đó mô tả cảm nhận cơ thể tương ưng với từng loại phản ứng kháng lại trong cuốn sách của ông. Nội dung dưới đây trích trong cuốn sách Yoga Body, Your Yoga, Clark giải thích ba tư thế yoga người tập thường bị ngăn lại và lý giải hiện tượng này.
Tư thế uốn lưng
Phạm vi chuyển động tối đa của bạn được ấn định khi các xương chạm xương hoặc ép chặt vào các mô khác ở giữa hai xương. Ví dụ, xem xét hai hình minh họa đốt sống thắt lưng ở trên. Rõ ràng, người bên trái (hãy gọi anh chàng này là Stiff cứng đơ) không thể duỗi cột sống (trong tư thế uốn lưng) nhiều như người bên phải (hãy gọi cô nàng này là Flora dẻo dai), trong khi các thứ khác trong tình trạng giống nhau. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu nỗ lực tập ở các vùng cơ thể phản ứng kháng lại, Flexy dẻo dai tiếp tục duỗi thêm, đi sâu vào tư thế hơn trong khi Stiff cứng đo nhanh chóng đụng tới ngưỡng chèn ép.
Tư thế ngồi xổm
Điều gì ngăn bạn đi sâu vào tư thế ngồi xổm (Malasana). Cần gập mu bàn chân gập tối đa tại cổ chân khi đầu gối đẩy xa về trước so với bàn chân, khi gót chân vẫn trên mặt sàn (hình B). Đối với một số học viên, điều này chỉ thực hiện được khi gót nhấc khỏi sàn (hình C), do sự hạn chế ở chuyển động gập mu bàn chân. Với gót nhấc, mu bàn chân ít gập hơn. Vị trí D đòi hỏi mu bàn chân ít gập hơn nữa nhưng hông phải gập tối đa, nên hạn chế này không phải do cổ chân
Tư thế tam giác.
Có hai cách để dạng hông (di chuyển một đùi xa khỏi đường tâm cơ thể ). Chúng ta có thể di chuyển xương đùi hoặc di chuyển xương chậu. Ví dụ đầu tiên (hình a) là một người tập có nhiều không gian để dạng hông trong khi vẫn giữ cột sống thẳng được khi cô ta vươn tay về mặt sàn trong tư thế tam giác. Ở hình (b), chúng ta thấy một chiến thuật cho những ai không dạng hông nhiều được như vậy là gập bên cột sống. Ở hình (c) thì chúng ta thấy một chiến thuật khác : thêm chuyển động gập hông sẽ cho phép hông xoay chuyển xung quanh điểm chèn ép với xương đùi. Hình (d) thể hiện một lựa chọn khác: chấp nhận sự thật là bạn không thể dạng hông nhiều đến vậy và tựa bàn tay lên đùi hoặc khối.
Nguồn _ Yoga Journal
Dịch_Đinh Trang