Mọi người thông thường nghĩ một người tập yoga giỏi là những người có khả năng làm những tư thế khó, quái dị như đưa chân ra sau đầu.
Yoga được biết đến là một môn tập đòi hỏi độ dẻo cao vì nhìn vào bất kì thể loại yoga nào cũng có những tư thế mà người tập di chuyển hết mức ở phần khớp hông và vai.
Cơ thể siêu dẻo không phải lúc nào cũng là lợi thế.
Bẩm sinh, mô liên kết của chúng ta đều có những tính chất nhất định: ở một số người mô có kết cấu chặt hơn, trong khi một số người khác lại lỏng mềm mại hơn. Những người với cơ thể siêu dẻo bẩm sinh là những người có khả năng có mô liên kết lỏng lẻo hơn, nghĩa là những cấu trúc được cấu thành từ các mô liên kết như là khớp nối, dây chằng và gân sẽ di động tốt hơn.
Trong khi cấu trúc tự nhiên này có thể giúp bạn đưa chân ra sau đầu dễ dàng, nhưng các khớp cũng cần phải ổn định để có thể thực hiện chức năng của chúng an toàn. Với bộ môn yoga đòi hỏi cơ thể di chuyển nhiều, người tập với cơ thể cứng nhắc lại được bảo vệ khỏi việc duỗi cơ quá sức, nhưng những người siêu dẻo thì lại có xu hướng lạm dụng cơ thể dẻo bẩm sỉnh của họ và làm mất sự ổn định các khớp trong việc tập yoga không ý thức.
Những người tập siêu dẻo cũng hay duỗi khớp quá mức. Dễ dàng nhận thấy xu hướng này khi quan sát những người này duỗi gối và khuỷa tay, góc duỗi lúc nào cũng quá 180 độ. Một người tập dẻo thường tận dụng tối đa phạm vi chuyển động tại một khớp và dồn lực nặng vào cánh tay (như trong thế tấm ván) và chân khi đang duỗi thẳng (tư thế tam giác) thay vì kích hoạt các cơ phù hợp vào tư thế.
Với thói quen thực hiện các động tác áp lực lên các khớp như thế, người tập phụ thuộc vào sức căng của dây chằng hơn là sự hỗ trợ của vùng cơ bắp chung quanh. Lâu dần, việc không sử dụng cơ đúng đắn sẽ dẫn đến việc căng duỗi quá mức các mô liên kết và làm các cơ bắp có chức năng cân bằng cần thiết mất hoạt động.
Nói vậy không lẻ người siêu dẻo bẩm sinh thì không nên tập yoga? Dĩ nhiên là không! Tuy nhiên, để có thể có được lợi ích đúng nghĩa từ việc tập yoga, họ cần khắc phục việc lạm dụng sức dẻo bẩm sinh và thay vào đó là học cách cân bằng và quân bình bài tập của họ.
Dưới đây có 5 lời khuyên để giúp những người tập siêu dẻo được an toàn và khoẻ hơn.
- Co nhẹ ở khớp
Chú ý đặc biệt những tư thế mà bạn phải chịu nhiều lực ở các thế thẳng tay như tấm ván. Co nhẹ ở khuỷa tay, giảm áp lực lên dây chằng và kích hoạt các cơ cần thiết ở cánh tay để bảo vệ khớp.
Cũng nên chú ý những tư thế đứng thẳng chân như tư thế tam giác. Khi đứng thẳng chân, ấn chặt các mõm bàn chân xuống sàn, kích hoạt và đưa cơ đùi về trước, co nhẹ đầu gối. Với việc co nhẹ này, người tập sẽ thấy tư thế khó hơn, nhưng thói quen tập này rất cần thiết để giữ khớp khỏe và ổn định.
- Chọn tập thể loại yoga phù hợp
Nếu bạn siêu dẻo, hãy tìm những bài tập bền lực, khỏe mạnh thay vì chỉ tập trung vào duỗi cơ. Ví dụ, như bạn không cần tập các bài yin yoga để duỗi mô liên kết mà hãy tăng cường tập các bài tập Hatha giúp quân bình sự dẻo dai và sức mạnh cơ thể.
- Dùng bàn chân để bảo vệ đầu gối
Nguyên tắc chung là nên đặt trọng lượng lên gót chân trong các tư thế đứng co gối và lên các mõm bàn chân trong tư thế đứng thẳng gối. Giữ trọng lượng cơ thể trên gót chân trước trong tư thế Chiến binh 2 và tư thế Góc nghiêng về một bên sẽ giúp tránh áp lực lên đầu gối trước bằng cách kích hoạt cơ mông và giảm sức kéo lên cơ tứ đầu đùi. Việc đổ trọng lực đều lên các mõm bàn chân trong tư thế đứng thẳng nửa vầng trăng giúp kích hoạt cơ gân kheo, co gối nhẹ và tránh duỗi khớp quá mức.
- Tập cố định
Duy trì cân bằng cơ bắp bằng cách giữ cho các mô duỗi hoạt động. Ở các tư thế duỗi thẳng tay như tấm ván, hướng nhẹ hai bàn tay vào để kích hoạt cơ nhị đầu. Trong các tư thế ngồi gập người về trước, hãy tránh căng duỗi hết cỡ cơ gân keo bằng cách kéo nhẹ gót chân về phía xương ngồi. Trong khi các cơ của bạn không cần phải được kích hoạt 100% trong các tư thế duỗi này, việc sử dụng cơ cần thiết ở mức độ vừa phải sẽ giúp các ổn định các khớp và tránh duỗi khớp quá mức.
- Đừng chỉ dựa vào cảm giác
Khi cơ thể bạn có độ dẻo nhất định, bạn sẽ luôn muốn thực hiện thế sâu hơn. Sau cùng, bạn có thể là không “cảm thấy gì” nếu bạn dừng lại trước khi bạn duỗi hết mức. Tuy nhiên, nếu bạn siêu dẻo, bạn không cần thiết tập để dẻo hơn, làm thế sâu hơn mà bạn cần làm thế phải vững vàng hơn.
Thay vì đi tận cùng tới giới hạn (100%) phạm vi chuyển động của bạn, bạn hãy dừng ở mức 80%. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần “cảm thấy” gì đó khi đang ở thế yoga thì mới gọi là “tập yoga” . Đối với những yogis siêu dẻo, việc lùi lại (và không cảm thấy cảm giác căng) có lợi ích về lâu dài hơn cho cơ thể. Hãy kiểm tra, theo dõi và đảm bảo cái tôi của bạn không điều khiển bạn.
Lời cuối
Trong kinh Yoga có lời khuyên rằng asana nên “ổn định và dễ dàng”. Mỗi người tập – cứng nhắc hay uyển chuyển – được khuyến khích giữ sự quân bình hai tính chất này để tạo ra một bài thực hành có tính bền vững và hữu ích cho người tập luyện
Những người siêu dẻo được trời phú khả năng di chuyển tốt và chỉ cần tập trung một chút cho sự ổn định của bài toán.
Hãy nhớ rằng mục tiêu của yoga không phải là biến chúng ta thành những cái bánh cuộn; dáng dấp của cơ thể vật lý chỉ là phương tiện giúp ta đi đến một mục đích cao cả, đó là : tỉnh thức, ý thức cá nhân và tự kết nối với bản thân.
Lượt dịch từ Yoga International
What’s up, after reading this remarkable paragraph
i am as well delighted to share my knowledge here with friends.
Bài viết rất hay mình cám ơn nhiều.