Tôi hy vọng có những người thường lập giải pháp cho năm mới, họ gắn liền với nó và khiến cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ việc đó. Vì có nhiều kiểu người, nên chắc hẳn có những người như vậy tồn tại. Dù họ là ai và đang ở đâu, họ thật đáng ca tụng.
Tôi chưa bao giờ là một người như thế. Với tôi, một giải pháp như một điều “nên” khác trong cuộc sống đã đầy những cái “nên” – một sự đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn trong một thế giới đã yêu cầu quá nhiều chịu đựng. Cái đó thậm chí cũng có thể hiểu như một loại công kích bản thân vậy.
Những tháng đầu tiên năm mới nào cũng vậy, tôi thường cảm thấy đầy tội lỗi vì không theo được những giải pháp đã đề ra – điển hình như là dậy sớm, bớt cáu kỉnh, và tập cardio nhiều hơn giữa những buổi tập yoga. Vì đặt ra nhiều loại giải pháp, tôi thường nghĩ cơ hội để theo sát và hoàn thành một cái sẽ thành công hơn. Nhưng rồi, cuối cùng và chắn chắn là tất cả những kế hoạch đó đều lạc trôi, để lại tôi với cảm giác rớt lại là thất bại.
Với tôi, một giải pháp như một điều “nên” khác trong cuộc sống đã đầy những cái “nên” – một sự đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn trong một thế giới đã yêu cầu quá nhiều chịu đựng.
Nếu như có một cách nào đó có thể gỡ bỏ đi những giới hạn của việc lập giải pháp, để năm mới bắt đầu một cách dễ dàng hơn? Một trong những định nghĩa của quyết tâm – bên cạnh định nghĩa phổ biến là “quyết định một phương hướng hành động” và “giải quyết một vấn đề” – nó còn là “chuyển sang một trạng thái khác khi đã thấy rõ hơn”. Từ điển Oxford đưa ra những ví dụ hay ho như sau: “Ánh sáng màu cam tự phân ra thành bốn đèn lồng đường phố”; “Chỉ trong phút chốc, chữ viết như nhện tự thay đổi chính nó để hình thành một từ”; “Trước họ là một dấu chỉ lờ mờ dần dần biến hiện thành một vệt xanh lơ: Biển.”
Với kiểu “giải pháp” này, một đối tượng tự phân biệt nó khỏi bùn – một điều gì đó không rõ ràng bắt trở nên sắc nét hơn. Điều này ngụ ý về sự mềm mại và đón nhận. Bạn không biến ánh sáng trở thành những chiếc đèn lồng, chữ cái trở thành ngôn từ, hay dấu hiệu trở thành biển. Những thứ này tự nó diễn biến, có lẽ là với một chút phép màu. Để kiểu giải pháp này được xảy ra, tất cả những gì ta cần làm là thiết lập drishti, hay “điểm chú tâm”, nhìn chăm chú với thái độ hứng thú liên tục, và rồi đợi chờ những gì vốn có tự bộc lộ bản chất thật của chúng.
Nếu như năm nay, thay vì đặt ra một danh sách giải pháp, thay vào đó ta chọn cho mình một drishti, quyết định điều ta muốn dành thời gian của mình tìm kiếm hơn là tuyên bố ta phải làm những gì hay ta phải thay đổi điều gì về bản thân thì sẽ thế nào. Chúng ta có thể huấn luyện tầm nhìn tinh thần của mình tập trung vào một điểm mà ta tự chọn, và sau đó nhìn xem nó sẽ biến đổi ra sao trước mắt ta.
Ví dụ, thay vì giải quyết việc thực hành yoga mỗi ngày, hay rèn luyện để làm được tư thế hanumanasana trong năm nay – hay thậm chí phải xòe được các ngón chân ra – sẽ thế nào nếu như ta đặt cho mình một drishti cố định một khía cạnh nào đó trong sự luyện tập của mình? “Đây là năm mà tôi sẽ tập trung xử lý xu hướng quặp chặt các ngón chân”, hay “đây là năm mà tôi sẽ dẫn ý thức của mình về hướng di động của đầu gối”, hay “đây là năm mà tôi sẽ chọn hơi thở làm đối tượng chú tâm”. Không cần miễn cưỡng bất cứ việc gì, chúng ta có thể quyết tâm soi xét những đường hướng này, với sự thích thú được duy trì và sự hiếu kỳ kiên nhẫn, quan sát để thấy mọi thứ thành hình.
Thay cho “Tôi quyết tâm dành nhiều thời gian hơn cho bản thân”, chúng ta có thể thử “Tôi quyết tâm tạo một drishti để tâm vào khoảng thời gian mà tôi đang có”. Ta có tám tiếng ngủ và tám tiếng làm việc, vẫn còn tám tiếng còn lại mà thậm chí đôi khi ta còn chẳng nhận biết, thời gian cứ mập mờ trôi qua ta. Nếu như ta chú ý nhiều hơn một chút tới khoảng thời gian đó thì sao – sự xa xỉ và những cơ hội trong thời gian đó sẽ kết tập lại chứ?
Thay cho “Tôi quyết tâm sẽ phiêu lưu nhiều hơn”, ta có thể thử nhìn vào những cuộc phiêu lưu mà mình có mỗi ngày, ngày này qua ngày khác. Hãy quan sát đủ lâu những gì mà ta đang làm, và có lẽ sự cộng hưởng những kinh nghiệm thường nhật sẽ rõ ràng hơn.
Dĩ nhiên, thỉnh thoảng sự thay đổi cần phải đến từ thái độ hay đời sống. Nhưng thay vì ra lệnh cho bản thân phải “biết đánh giá hơn”, thì ta điều hướng lại góc nhìn cách xa khỏi nguồn gốc của than phiền – hướng về niềm vui thích và gắn kết nhiều hơn thì tốt biết mấy. Có điều gì đó hoàn hảo, hay gần như hoàn hảo, về con người bất toàn, kinh nghiệm bất toàn, khoảnh khắc bất toàn, hay cái tôi bất toàn này mà ta cần tập trung vào không?
Thay cho “giúp đỡ nhiều hơn những người kém may mắn”, nếu như ta đặt cho mình drishti rằng làm thế nào ta có thể phụng sự trong từng giây từng phút? Nếu chúng ta điều chỉnh lại góc nhìn với những cơ hội xung quanh, ta sẽ thấy cơ hội đang nhìn lại chúng ta từ một góc khuất nào đó.
Thay cho “Tôi quyết tâm sẽ đón nhận những lời góp ý với cái tâm cởi mở hơn” hay “Tôi quyết tâm sẽ trở nên tự tin hơn”, nếu như chúng ta có thể tập trung vào những khía cạnh có giá trị của cuộc sống từng giây từng phút, trong từng quan hệ tương giao, và trong thế giới này thì sẽ thế nào? Nếu chúng ta để mắt tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy ta có giá trị và thậm chí là được yêu, tôi cá rằng ta sẽ thấy chúng. Có lẽ sự cởi mở và tự tin sẽ theo đó mà đến.
Thay cho “Hãy tử tế hơn với những người khác” hay “Yêu thương nhiều hơn”, nếu như chúng ta đặt sự chú tâm vào những điều đáng yêu không thể cưỡng lại của những người quanh ta thì sẽ thế nào? Khi sự đáng yêu của họ “hiển hiện”, chúng ta có thể nhận ra rằng ta đã yêu thương nhiều hơn một cách tự nhiên.
Thay vì cố gắng nhiều hơn trong tập luyện yoga, trong công việc và đam mê của chúng ta, nếu như ta đặt drishti để quan sát ý nghĩa của những quá trình này đã có ý nghĩa với ta thế nào? Có lẽ, như một hệ quả dễ chịu, rút cục chúng ta sẽ còn cố gắng nhiều hơn vì sự kết nối với những điều ta dành thời gian nay đã được làm mới.
Tôi hy vọng rằng một khi chúng ta rèn luyện lại cách nhìn nhận, thế giới sẽ thay đổi.
Có đôi khi tôi thường tập trung vào những mặt khó khăn của đời sống. Tôi đặt gánh nặng của thế giới trên vai mình. Năm nay, tôi đang nghĩ sẽ đặt ra một drishti cho những gì dễ dàng và thuận lợi. Và kết quả là, tôi nên bớt cáu kỉnh đi thì càng tốt. Nếu tôi thức dậy sớm trong năm này – và không khi nào tôi cam kết như thế đâu – tôi sẽ đưa mắt tìm kiếm bất cứ điều thanh thản nào đến cùng với bình mình. Có lẽ tôi sẽ tìm thấy nó, trong cái tĩnh lặng dễ dãi trước khi cả thế giới thức dậy, nghĩ vậy thì dễ dàng hơn nhiều. Nếu như tôi đem chạy bộ vào cuộc sống của mình – và tôi không nói là tôi sẽ chạy đâu – tôi sẽ nhìn về hướng (giữa trái tim đang chạy đua, và hai lá phổi bùng cháy!) của sự dễ dàng. Có thể tôi sẽ khám phá ra mọi thứ thoải mái đến thế nào: đôi vai rung lên, đầu gối nâng lên, nhìn thấy chim ác là trên cành cây mùa đông, nghe thấy tuyết vụn ra dưới bàn chân, và ngửi thấy mùi cay cay từ ống khói nhà hàng xóm khi họ nhóm lửa buổi sáng.
Tôi hy vọng rằng một khi ta rèn luyện được góc nhìn, thế giới của chúng ta sẽ thay đổi. Có lẽ điều sẽ trở nên rõ ràng hơn khi ta mở rộng việc thực hành drishti là ta sẽ bắt đầu nhìn thấy điều gì đó thật dễ dàng tại mọi nơi chốn. Sau tất cả, bạn học được tên của loài chim mới, và đột nhiên cả trái đất dường như ngập tràn chim ác là đến nỗi bạn không thể tin nổi bạn đã bỏ lỡ biết bao nhiêu năm qua. Bạn học được nơi lũ mèo hoang thích ẩn náu, và đột nhiên bạn thấy đôi mắt chúng đang hau háu nhìn từ mọi bụi cây. Bạn học được hình dáng của một chòm sao, và nó ở đó, đêm nào cũng vậy, những ngôi sao lấp lánh mỉm cười với bạn.
Có lẽ bằng cách đặt drishti với sự dễ dàng, mà sự dễ dàng sẽ bắt đầu nảy nở. Sự dễ dàng thậm chí sẽ gọi tôi dậy sớm và chạy bộ cùng tôi.
Nguồn: Yoga International
Dịch: YogaVietnam