Nhiều Phật tử dành ít nhất một phần thời gian trong cuộc đời tu thiền trong môi trường ẩn dật (retreat), nhằm nuôi dưỡng các phẩm chất cần thiết để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay bằng cách xây dựng năng lực cho bản thân và người khác. Giáo lý Kim Cương thừa nói về hai cấp độ trải nghiệm: tương đối và tuyệt đối. Trong hình thức con người như thế này, chúng ta luôn tham gia ở mức độ tương đối, được nối liền với sự tuyệt đối. Cho dù tiếp cận phương pháp thực hành hướng thần nghiêm chỉnh hoặc thực hiện thiền định không theo khuôn mẫu, chúng ta đều đang tham gia vào quá trình thức tỉnh.
Tôi thích gọi quá trình đó là rơi vào sự thức tỉnh. Đây là điều ngược lại của việc ngủ thiếp đi, hoặc trong trạng thái thờ ơ, không quan tâm. Trên cấp độ tuyệt đối, chúng ta chưa bao giờ lạc lối khỏi bản chất chân thật thuần khiết nguyên thủy của chúng ta. Chỉ là chúng ta quên mất, và thực hành thiền định là công cụ để kết nối lại. Việc dành thời gian cho khóa tu thiền có thể là một cách hiệu quả để nhận ra những thói quen cũ và tăng cường sự gắn bó đang dần lớn mạnh lên với sự nhận thức cũng như nhận ra các phương tiện khéo léo hơn liên quan đến bản thân và xã hội.
Môi trường tu thiền khép kín có ba cấp độ bó buộc, giam giữ. Đầu tiên là sự giam hãm phía ngoài của môi trường tu thiền, là ranh giới của địa điểm và các hỗ trợ vật lý. Tiếp đó là sự giam giữ bên trong về ý định và cam kết của chúng ta để tiếp cận các thực hành thiền nhằm tạo ra lợi ích, và cuối cùng là sự bó buộc trong tận cùng của trái tim mong muốn nhận ra bản chất thật của chúng ta. Trong một chuyến tu tập nhóm gần đây, tôi nhận thấy sáu khía cạnh của môi trường giúp hỗ trợ việc thực hành đi sâu hơn vào xu hướng mang tính thói quen thông thường và các khuôn dạng cảm xúc. Hãy cho phép tôi chia sẻ một trang từ các ghi chú trong chuyến retreat của tôi:
Trong tĩnh lặng, nhận thức về Tịnh độ sẽ lớn hơn nhiều.
Mỗi thành viên Tăng đoàn phản ánh một khía cạnh của bản thân (không tồn tại) của tôi.
Các yếu tố nảy sinh và giảm dần và tồn tại như là những hỗ trợ cho việc thức tỉnh nhẹ nhàng.
Các sinh vật xuất hiện và biến mất, làm ta nhận ra được chuyển động của hy vọng và sợ hãi.
Cảm xúc xuất hiện và tan biến như những đám mây, chúng tan rã nếu không được củng cố bằng sự suy ngẫm.
Không gian vũ trụ bao trùm tất cả, và lòng từ bi trí tuệ trống rỗng vô hạn được biểu hiện như tình yêu vượt thời gian của chân sư.
Điều này không có nghĩa là quá trình thực hành tu thiền đều mang lại hạnh phúc và ánh cầu vồng rực rỡ. Những cảm giác này chỉ xuất hiện sau nhiều ngày biến động và đấu tranh với những nghiệp thức tái sanh của tâm, sự xoáy vòng như cảm xúc, trí nhớ và những giấc mơ quấy rối. Quá trình tu tập càng dài, chúng ta càng có nhiều khoảng thời gian và không gian có thể mở ra để làm sáng tỏ các nút thắt trong tâm, thân và vùng năng lượng. Sự im lặng kéo dài có thể là một khía cạnh không được đề cao trong thực hành tu thiền, cho dù nhóm hay một mình. Nếu không có cuộc trò chuyện gây xáo trộn, tâm trí bình thường sẽ yên tĩnh đủ để lộ ra các lớp tinh vi hơn của tư duy tiềm thức, bao gồm cả việc phát lại quá khứ và tưởng tượng tới tương lai.
Phương thức thực hành giấc mơ, hoặc yoga mơ, cũng là những phương thức hữu ích về việc vận dụng thời gian vào việc thực hành nhận thức. Một lần, có vị lama xuất hiện trong một giấc mơ của tôi, nói rằng “Cảm xúc chỉ là một cơ hội để nhìn thấy bản chất thật của chúng ta, một cách sâu sắc.” Sau đó, mỗi học viên chúng tôi leo vào những chiếc máy giặt khổng lồ! Hình ảnh trong giấc mơ là một công cụ hấp dẫn để tiến vào tư duy khái niệm. Trong hoạt động nhóm, chúng tôi đã khám phá trung tâm của năm yếu tố, năm dakinis, năm tông phái Phật giáo, màu sắc, giác quan, và năm trí tuệ phát sinh từ mỗi năm cảm xúc phiền não. Những biểu tượng Kim Cương thừa mạnh mẽ này cho phép học viên thể hiện, trong cả trạng thái thức tỉnh và mơ mộng, các phương thức chuyển đổi và giải phóng các thói quen lặp đi lặp lại mà chúng ta mắc phải qua vô số kiếp.
Với bất kỳ phương thức thiền định nào, dù là ngồi tịnh trên bồ đoàn, thiền hành, tập trong võ đường, hoặc ở lớp yoga, chỉ đơn giản biết dừng lại đúng lúc, chúng ta sẽ tiếp cận sự nhận thức vô tận. Trau dồi điều này qua thời gian sẽ dẫn đến việc tăng cường khả năng thiền định của chúng ta. Nhưng còn về cuộc sống đời thực thì sao, khi chúng ta trở lại xã hội ta đang sống thì sao? Những thời điểm đầy thách thức này kêu gọi chúng ta thực hành ở nhà, tại nơi làm việc, trên đường phố, trên trường chính trị, cho dù với bạn bè, gia đình, người lạ hoặc đồng nghiệp.
Trong cuộc trò chuyện bình thường hoặc trong các cuộc xung đột , cơ hội trau dồi phát sinh ngay lập tức dựa trên gốc rễ của chúng ta, nền tảng của trí tuệ và lòng từ bi trong hành động. Việc ghi nhớ bản chất thật của chúng ta, vượt ra ngoài tính cách thế tục, cho chúng ta một chỗ dựa để hành động với nhận thức, trái ngược với phản ứng nhất thời. Khi thiền sinh rời khỏi đệm thiền đi ra phố, chúng ta hòa hợp lòng từ bi trí tuệ vào trong thế giới hằng ngày của chúng ta, và tìm ra sức mạnh và sự kiên nhẫn cho những cuộc chạm trán khó khăn hơn. Những khoảng thời gian luân phiên cho việc tu thiền ngắn hoặc dài với cuộc sống trong đời thực có thể nâng cao sự ổn định thiền định của chúng ta.
Có nhận xét về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh rằng: “Không thể phân biệt được công việc xã hội với sứ mệnh khai ngộ của Ngài.” * Hành tinh của chúng ta đang bùng nổ xung đột, dù ở Syria, Tây Tạng, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Dakota, hay trong chính trị Mỹ, nơi làm việc, khu phố của chúng ta, hoặc ở nhà. Chúng ta cần cả thực hành chính thức và không chính thức để đạt được lợi ích tối đa ở tất cả các môi trường, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn hơn.
Nơi nào có con người, nơi đó có đau khổ. Con người mắc phải nhiều đau khổ vì căn bệnh “Tôi, tôi, của tôi””, căn bệnh tự ngã với căn cơ từ nỗi sợ và hy vọng.. Liều thuốc chữa bệnh là nhận định các hoàn cảnh kém may mắn với lòng trắc ẩn tích cực. Cách đáp lại cần thiết với sự ghét bỏ, sợ hãi, sự bạo lực trong thời đại chúng ta chính là tình yêu bao la hơn, lòng khoan dung sâu sắc hơn, và sự cam kết bền chặt hơn để giúp chấm dứt khổ đau.
Hiện thân, thể hiện và thực hiện tâm giác ngộ (bodhicitta) tương đối và tuyệt đối thông qua cầu nguyện và hành động, chúng ta có thể cầu nguyện và làm việc vì lợi ích của người khác; cho tất cả những người khác. Từ Martin Luther King, Jr., Mẹ Têrêsa, và Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến Nelson Mandela, Đức Giáo hoàng Francis, Mahatma Gandhi, và rất nhiều người khác, các nhà lãnh đạo tinh thần vĩ đại của thời đại chúng ta đã luôn luôn tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa, thiền định và cầu nguyện, phát biểu không mệt mỏi, đặt cuộc sống của họ vào vòng nguy hiểm để mang lại công lý cho người bị áp bức. Tôi tưởng tượng rằng họ cũng cần thời gian tĩnh lặng và tự xem xét mình để tự đổi mới trước khi phải đối mặt với thế giới đầy đau khổ một lần nữa.
“Thiền đơn giản là giai đoạn cuối của sự hiện thân. Qua ba bát nhã (prajnas) của việc nghe, quán chiếu và hành thiền, chúng ta tiếp nhận, , hấp thụ và chuyển hoá Pháp. Chúng ta thể hiện nó. Và bây giờ chúng ta có một cơ thể (và lời nói, suy nghĩ) được nuôi dưỡng, chúng ta sử dụng nó. “** Chúng ta dùng trọn vẹn bản thân chúng tamang lại lợi lạc cho người khác. Tu thiền, cho dù là ba ngày, ba tháng hay ba năm, là một cách mạnh mẽ để kích thích sự thực hành nhận thức của chúng ta, sự tích trữ lòng từ bi của chúng ta, và là động cơ để làm lợi cho những người khác trên cả mức tương đối và tuyệt đối. Ngay cả ba phút tĩnh tâmcũng là phương cách vô giá để làm mới lại. Tái nhập thế giới sau khi tu thiền là cách chúng ta tích hợp những kinh nghiệm này và thử nghiệm cái nhìn sâu sắc, sự kiên nhẫn và sự hào phóng của tinh thần mới được khai sáng của chúng ta.
Ở đây và bây giờ, tương lai của hành tinh chúng ta đang bị đe dọa, không chỉ đối với nhân loại và vô số loài khác. Thời gian quá ngắn nếu chỉ để cầu nguyện, trong khi chỉ dựa vào hành động chúng ta thì có thể quên đi nền tảng trí tuệ. Như chính Guru Rinpoche nói: “Mặc dù tầm nhìn của tôi cao như bầu trời, sự hiểu biết của tôi về hành vi đúng đắn cũng tốt như bột lúa mạch.” Nguyện cho chúng ta không mệt mỏi kêu gọi sự thông thái và lòng trắc ẩn của các bậc thầy vĩ đại của mọi truyền thống để nhận ra bản chất thật mãi mãi không thay đổi của chúng ta và để giúp chấm dứt những đau khổ của vô số chúng sinh nhờ lời cầu nguyện, sự rộng lượng vô ngã, và hành động thông minh. Nguyện sự trau dồi nhận thức của chúng ta về bản chất đích thực của hiện thực đã được làm sâu sắc và tinh chỉnh. Nguyện tất cả những người muốn thực sự thực hành tu tập đều có thể tìm được môi trường tốt đẹp để thực hành.
Nguồn: buddhistdoor
Photo: Sunset in the Pureland, Ojai CA © 2015 Sarah C. Beasley
Dịch: Yogavietnam.vn