Chánh niệm là một khả năng tự nhiên mà tất cả chúng ta đều có thể ý thức được chuyện gì đang diễn ra ngay thời khắc hiện tại. Nghe có vẻ dễ, nhưng nhiều bậc phụ huynh lại nhận thấy cuộc sống quá hối hả, chúng ta chẳng bao giờ hiện diện tại đây một cách trọn vẹn – chúng ta luôn lo lắng về nhiệm vụ tiếp theo trong danh sách việc phải làm. Chúng ta lấy làm căng thẳng và lo lắng, dễ dàng bị con trẻ kích động dẫn đến các hành động không ích lợi gì, thay vì phản ứng bằng các phương cách có suy nghĩ thấu đáo hơn.

Tin vui cho bạn là chúng ta có thể huấn luyện bản thân chậm lại, ngừng lại, dành không gian cho việc “tồn tại” thay vì luôn “hoạt động”. Chúng ta có thể dành ra vài phút mỗi ngày để thực hành chánh niệm, dành thời gian nuôi dưỡng bản thân bằng cách chú tâm vào những gì đơn giản như hơi thở hay cơ thể.  Điều này bắt đầu thấm dần vào phần còn lại của mỗi ngày, và chúng ta sẽ nhận ra mình có thể tiếp cận những trải nghiệm thông thường như đi bộ, nấu ăn hay chơi với con một cách tỉnh thức hơn. Việc này không diễn ra ngay lập tức nhưng bạn có thể dành chút thời gian và năng lượng vào việc khám phá cách tiếp cận này, nó có thể biến đổi mạnh mẽ, làm cuộc sống của bạn vui vẻ hơn và bớt buồn chán.

1) Phương pháp tốt nhất để giới thiệu chánh niệm cho con cái?

Điều quan trọng nhất là tuân theo nguyên tắc đeo mặt nạ cấp oxy: bạn phải đeo mặt nạ cấp oxy cho mình trước rồi mới đến các con. Trẻ em là đối tượng có tỉnh thức một cách tự nhiên, chú ý thế giới xung quanh chúng với sự tò mò lớn lao, bị hấp dẫn bởi cành cây ngọn cỏ chúng thấy trên đường. Chúng ta những người lớn lại thường thúc giục con phải mau lên, dạy chúng cuộc đời là những hành trình đi đến điểm tiếp theo. Vì vậy chúng ta càng khám phá làm thế nào để có tỉnh thức, chúng ta càng trân trọng và nuôi dưỡng khả năng bẩm sinh hiện diện trong mỗi khoảnh khắc của con cái chúng ta.

Để giới thiệu khái niệm tỉnh thức đến các con,  bạn có thể dùng những trò chơi đơn giản để giúp chúng điều chỉnh các giác quan. Thay vì ăn nhồm nhoàm miếng socola hay trái cây, bạn có thể chọn lựa ăn thật chậm, thưởng thức mùi vị, hương vị và chất liệu. Dành vài phút bên ngoài, rủ các con cùng lắng nghe các âm thanh ngoài trời. Đi dạo trong chánh niệm, chú ý những gì thú vị hay lạ thường. Trong những chuyến đi bằng xe hơi hay tàu hoả, hãy khuyến khích chúng nhìn ra ngoài cửa sổ thay vì dán mắt vào màn hình điện thoại.

2) Tôi thường xuyên la hét hay càm ràm, tỉnh thức có thật sự giúp tôi không và bằng cách nào?

Tỉnh thức giúp chúng ta ý thức hơn về cảm xúc của chính mình mà không để chúng kích thích ta gây ra những phản ứng giật đầu gối.

Trong “trạng thái phòng thí nghiệm” yên tĩnh của bài thực hành tỉnh thức, chúng ta khám phá khi nào sự khó chịu và những xung động vô ích xuất hiện, chúng ta có thể để bản thân cảm nhận chúng mà không phán xét, như một phần tự nhiên của con người. Nhưng chúng ta không cần phải hành xử vì chúng. Sự huấn luyện này giúp chúng ta phản ứng bình tĩnh hơn khi các con kích động ta.

3) Con tôi bị khó ngủ, chánh niệm có giúp được không?

Có một bài thực hàng chánh niệm gọi kaf scan cơ thể mà nhiều người thấy giúp ích trong việc vào giấc ngủ, từ người lớn hay trẻ con. Sử dụng hướng dẫn qua audio, bạn học cách chú tâm vào những phần khác nhau của cơ thể, thả đi những suy nghĩ gây trằn trọc. Nếu có quá nhiều adrenaline hay sự phấn khích, bài thực hành này có thể giúp bạn bình tâm và tiếp xúc được sự mệt mỏi tự nhiên của cơ thể.

4) Chánh niệm có giúp các hành vi hung hăng của đứa con ở độ tuổi teen của tôi?

Teen thường trải nghiệm những cảm xúc mà họ không biết xử lý. Chánh niệm trao cho các công cụ để nhìn ra, cảm thấy và gọi tên cảm xúc của họ thay vì nổi nóng với mọi người. Dự án tuyệt vời có tên Chánh niệm trong trường học đã tạo ra giáo án chánh niệm với các bài thực hành ngắn được thiết kế đặc biệt cho học sinh cấp 2. Nhiều học sinh nói rằng chánh niệm giúp các em xử lý những áp lực và căng thẳng ở trường, ở nhà và nhóm bạn.

5) Chánh niệm có giúp gia đình giao tiếp tốt hơn?

Thường chúng ta bị kẹt trong những suy nghĩ và kế hoạch của riêng mình, chúng ta không lắng nghe người khác. Chánh niệm giúp ta bước lùi lại khỏi những cuộc trò chuyện nội tâm và ý thức tốt hơn về người khác và nhu cầu của họ.Chúng ta có thể thực hành “lắng nghe với chánh niệm” đơn giản bằng cách hiện diện nhiều hơn cho người khác và dành không gian cho họ nói mà không áp đặt lịch trình của chúng ta. Khi một người trong gia đình thực hành có ý thức theo cách nayf, bạn sẽ thấy mình là tấm gương cho mọi người, và lặng lẽ khuyến khích họ lắng nghe với chú tâm và cảm thông.

Bạn cũng có thể tạo ra thói quen gia đình giúp khuyến khích sự phản chiếu cùng nhau: ví dụ vào giờ cơm tối, mỗi người chia sẻ một điều họ thích thú trong ngày. Điều này là bài tập đầy mạnh mẽ cho trẻ em trong việc chú ý những gì tốt đẹp trong cuộc sống, ngay cả khi cuộc sống đầy khó khăn.

Nguồn: mindful.org

Dịch bởi Yogavietnam