Việc mặc định mọi người đều giống nhau giúp việc dạy yoga trở nên dễ dàng hơn, nhưng rõ ràng các nhìn nhận này tạo ra sự không an toàn. Chúng ta không giống nhau: việc bạn ốm và được khuyên uống thuốc theo toa của người khác, hoặc bạn phải mang một chiếc kính cận của người khác khi lái ô tô, cũng giống như một hướng dẫn định tuyến cho một tư thế yoga có thể hữu ích cho người này nhưng lại có thể gây hại cho người khác.  Từ khi nào mà chúng ta trở nên quá đặt nặng vào những hướng dẫn định tuyến phổ thông thế này? Paul Grilley có cách giải thích của ông:-

Từ khi nào “những nguyên tắc định tuyến” được áp dụng nơi nơi trong các lớp yoga?  Những nguyên tắc định tuyến trở nên vừa cứng nhắc vừa phổ biến lan rộng cùng với sự lên ngôi của các khóa đào tạo HLV yoga. Mãi cho đến cuối những năm 1980 đầu 1990, các khóa đào tạo này vẫn còn rất hiếm. Thời điểm đó đã có vài studio yoga ở thành phố Los Angeles và San Francisco, nhưng tập trung của các studio này vẫn là các  lớp tập hàng tuần, hoàn toàn không phải các khóa đào tạo HLV yoga (TTC)

Trước cơn bùng phát các TTC, giáo viên yoga chủ yếu được dạy bằng cách đi đến các lớp yoga tập đều đặn và thỉnh thoảng được nhờ dạy thế một số giáo viên chính, rồi dần dần họ bắt đầu dạy chính thức. Hoàn toàn không có một chương trình đào tạo chính thống nào cả. Thực tế là những người chủ mở phòng tập rất ít được đào tạo qui củ. Văn hóa yoga bấy giờ có thế ví như văn hóa lướt sóng, người này học từ người đi trước, tự trau dồi tập luyện và thỉnh thoảng tập nhóm. Hầu hết các phòng tập thời điểm đó cũng chính là phòng khách của người chủ studio.

Yoga hưởng lợi từ sự ra đời của phong trào rèn luyện thể dục hiện đại, cũng như các hình thức tập luyện khác bao gồm chạy bộ, khiêu vũ, aerobics, thể hình. Thể hình và chạy bộ không phù hợp cho lớp tập tập thể, nhưng bộ môn nhảy múa và aerobics ra đời là để dành cho môi trường lớp tập thể. Các lớp yoga bắt đầu theo cách thức của các lớp nhảy múa, sau đó thể loại lớp yoga hiện đại ra đời. Dần dần người ta ít tự tập luyện.

Ngay trước khi phong trào thể dục bùng nổ, yoga vẫn là thể loại dành cho một nhóm nhỏ của những người đi ngược lại văn hóa số đông (hippie) và những yogis theo Ấn giáo, thực hành yoga để đạt được sự tịnh lắng và bình yên. Nếu không có Ashtanga Vinyasa được dạy bởi Pattabhi Jois, yoga chắc chắn sẽ không hưởng lợi từ sự bùng nổ của phong trào tập thể dục. Bộ môn yoga này làm tăng nhiệt, khiến cơ thể đổ mồ hôi và mang lại cảm giác giống như các lớp tập aerobics. Và rồi Vinyasa style trở nên thịnh hành như aerobics, trong khi đó thể loại yoga nhẹ nhàng dân hippie tập nhiều năm trước gần như bị lãng quên.

Nhờ Ashtanga Vinyasa mà yoga bùng nổ, tất nhiên lúc đó không đủ giáo viên yoga, không đủ phòng tập để đáp ứng nhu cầu tập luyện tăng cao của mọi người. Thế là các chương trình đào tạo HLV yoga (TTC) ra đời để giải quyết nhu cầu này. Thế là cũng không có đủ thời gian để nuôi dưỡng giáo viên theo truyền thống xưa, truyền thống “đến lớp tập đều, bắt đầu dạy thế, rồi dạy chính thức”, mà HLV yoga được đào tạo hàng loạt theo khuôn khổ 200 giờ. Toàn bộ quá trình này không hề có mánh khóe sai trái nào, nó đơn giản ra đời từ động cơ của một nhu cầu được cho là thật.

Tiếp diễn những năm sau trước thời kì yoga thực sự lên ngôi là một chương trình đào tạo HLV được thiết kế KHÔNG theo khuôn mẫu truyền thống “đến lớp tập đều, bắt đầu dạy thế, rồi dạy chính thức”.  Đây là chương trình đào tạo của trường Iyengar yoga ở Ấn độ, và cũng như chi nhánh của nó ở Mỹ, đặc biệt là ở San Francisco. Tạp chí Yoga Journal cũng được ra đời như một tạp san của trường Iyengar yoga ở San Francisco.

Các giáo viên Iyengar yoga tự hào họ có những nguyên tắc định tuyến chuẩn, và cũng với đặc thù quan trọng này, họ trở nên nổi bật so với những trường phái yoga khác và những chương trình đào tạo HLV yoga khác lúc bấy giờ. Ông Iyengar lúc đó đã phát triển rất nhiều cấp bậc trong hệ thống chứng nhận của trường phái Iyengar.  Một thông tin thú vị là giáo án đầu tiên được trường Yoga Works ở Los Angeles dùng vào đào tạo được soạn bởi ông Iyengar và những nhân vật hâm mộ định tuyến khác.

Trường Yoga Works đã phát triển một chương trình đào tạo HLV yoga thành công nhất ngay tại tâm điểm của ngành công nghiệp yoga bùng nổ thời điểm bấy giờ: thành phố Los Angeles. Trường Yoga Works từ đó mở rộng thêm nhiều studio tại Los Angeles và khắp nước Mỹ, và họ cũng tích cực xuất khẩu TTC của họ ra khỏi lãnh thổ Mỹ và đi xa đến tận Châu Á.

Nhưng không chỉ Iyengar yoga hay trường Yoga Works mà bất kì thể loại yoga nào mong muốn mở rộng nhanh đều phải tìm cách chuẩn hóa các nguyên tắc định tuyến. Bikram yoga đã đào tạo hàng trăm giáo viên yoga chuẩn như thế, và cách đào tạo của họ là yêu cầu nghiêm ngặt nhớ kịch bản hướng dẫn định tuyến. Anusara yoga cũng từng tự quảng cáo trường phái này là “yoga style phát triển nhanh nhất trên thế giới” và các nguyên tắc định tuyến của style này được mô tả  là “Iyengar cùng với đường xoắn”. Và từ đó gần như mỗi tháng lại có một ai đó xưng danh thương hiệu yoga style của họ, cũng như xưng danh thương hiệu các nguyên tắc định tuyến của style này.

Định tuyến không phải là “sự mục nát từ phương Tây“ gây ra cho yoga truyền thống. Iyengar là người Ấn độ, có cội nguồn của truyền thống Ấn độ. Nhưng cũng còn rất nhiều trường yoga khác ở Ấn độ không chú trọng vào nguyên tắc định tuyến cứng nhắc, và Ashtanga yoga của Pattabhi Jois là một trong số đó. Cũng như có các trường yoga khác ở phương Tây cũng không cổ súy cho yoga định tuyến cứng nhắc, ví dụ Kripalu yoga. Vì vậy, định tuyến cứng nhắc không phải là đặc sản của phương Đông hoặc phương Tây, cũng không phải là thứ phổ quát, định tuyến cứng nhắc, nó chỉ là kết quả của những chương trình đào tạo HLV yoga ra đời với ý đồ đơn giản hóa để có thể đào tạo ồ ạt hàng loạt giáo viên số.

Bất kể khi nào, nghệ thuật bị kiềm kẹp bởi tham vọng sản xuất hàng loạt, nó sẽ bị đơn giản hóa, mã hóa và trở nên cứng nhắc. Đây là sự thật nhìn thấy được trong yoga, nhảy múa, võ, và kể cả tôn giáo. Dơn giản hơn để dễ dạy, dễ học, nhưng nó cũng dẫn đến những sự khái quát hóa sai lầm và cả sự khước từ nét khác biệt ở mỗi cá nhân.

Tuy vậy, phải nói thêm sự thôi thúc nắm bắt những nguyên tắc định tuyến cứng nhắc không chỉ bắt nguồn từ đòi hỏi của các TTC. Mà đây đã là bản chất của con người, vốn thường mã hóa, làm mọi thứ cứng nhắc, cũng như bản chất của con người thích phá vỡ cái cũ và tạo ra cái mới. Chúng ta không thể giảng dạy hiệu quả nếu không khái quát hóa, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không thể trưởng thành nếu chúng ta không vượt qua được sự khái quát hóa và có khả năng làm việc với những nhu cầu khác biệt của từng học viên trong mỗi tư thế yoga.  Đây không phải là điều không thể – nhưng rõ ràng phải cần nhiều hơn 200 giờ trong một chương trình đào tạo mới có thể làm được điều này. Phát triển tiếp sau là trách nhiệm của mỗi người, mỗi cá nhân. Đây là cách duy nhất một giáo viên có thể phát huy tiềm năng tối đa của họ.

Swami Vivekananda nói về vấn đề này theo bối cảnh tôn giáo “Được sinh ra ở nhà thờ là điều tốt, chết ở nhà thờ là điều tệ hại”

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn_ Bài mở đầu sách Yoga Yoga, Yoga Body, tác giả Paul Grilley

Dịch_ Yogavietnam