Luôn có một tiếng nói vang trong đầu chúng ta. Tiếng nói ấy không dừng được ngay cả khi chúng ta cố gắng làm lắng tâm trí. Tiếng nói ấy vẫn song hành cùng ta trong tập yoga. Tiếng nói luyên thuyên dông dài bàn xem tí nữa mình sẽ ăn gì, thắc mắc tại sao ai đó không nhắn tin lại cho mình, rồi phân vân không biết chọn xem phim gì trên Netflix.
Bản thân tôi cũng có nhiều tiếng nói trong đầu, và chúng đặc biệt hoạt ngôn khi tôi cố gắng lờ chúng đi khi tập yoga.
Đó là tiếng nói xem xét tư thế yoga của tôi và đề nghị sửa đổi nọ kia kiểu như “OK, bây giờ hãy nâng tay trái và thả lỏng vai phải. Đấy đấy lại sai nữa rồi.”
Đó cũng có thể là tiếng nói không hề chú tâm đến động tác Nửa vầng trăng của tôi, thay vào đó là lải nhải: “Có khi mình nhịn ăn sáng chỉ uống nước lọc để giảm cân”
Tiếng nói này sẽ có khi sẽ đánh thức tiếng nói khác, chuyên đi đánh giá những suy nghĩ xao nhãng và sẽ lên tiếng: “Thật là nhảm nhí, cô ơi, hãy quay lại và tập trung mép bàn chân của mình kìa.”
Thế đấy, cái người phải nghe tất cả những tiếng nói này kiểu gì cũng thấy mệt mỏi (là chúng ta chứ còn ai).
Đối diện với những âm thanh tiếng nói trong đầu chúng ta
Càng thiền định, càng có khả năng kiểm soát tâm trí mình tốt hơn. Do đó tôi tập thiền mỗi sáng và tối, nhưng không có nghĩa là các tiếng nói đó thôi không vang bên trong nữa. Tôi vẫn nghe thấy tiếng nói lẩm nhẩm câu mantra, tiếng nói bình luận về câu mantra đó, và cả tiếng nói phán xét hai tiếng nói này.
Và dĩ nhiên cũng có tiếng nói nhắc nhở tôi tập trung vào hơi thở – nhưng tiếng nói đó chẳng khác nào tiếng càu nhàu phiền phức, chói tai nên tôi thường lờ nó đi
Những tiếng nói trong đầu ta gắn kết mật thiết với bản ngã, cái tôi của chúng ta. Bản ngã hay sử dụng ngôn ngữ như một công cụ thể hiện cái tôi, trong khi đó có cái tôi cao hơn không cần tới câu chữ để minh chứng cho sự hiện diện huyền bí của mình. Sư thật đó không cần được diễn giải, tự tâm hồn của chúng ta nhận biết sự thật đó
Tuy nhiên, chỉ có bản ngã vẫn muốn bộc lộ cái tôi ra bên ngoài bằng lời vì chúng nghĩ chúng là cá thể riêng lẻ. Bản ngã ngớ ngẩn làm sao!
“Tôi không nghĩ ta có thể im lặng hoàn toàn tiếng nói bên trong chúng ta. Những tiếng nói đó có thể thưa đi vào những lúc chúng ta thực hành thiền định,– nhưng kiểu gì chúng cũng sẽ quay trở lại. Chỉ có khác là tiếng nói đó có nhiều không, có ồn ào không.”
Cái tiếng nói chỉ biết phán xét và chỉ trích là tiếng nói kém hữu ích nhất bởi vì chúng ngắt kết nối giữa chúng ta với người khác. Đây là tiếng nói chúng ta nên cố gắng loại bỏ.
Kể cả khi bạn có những suy nghĩ kiểu : “Cho dù ai nói gì, tôi vẫn thấy phim 50 sắc thái là một bộ phim đáng coi.” bạn không cần phải cảm thấy ngượng vì suy nghĩ khác biệt của mình.
Quan trọng nhất là đừng cho mình kém cỏi vì thể loại yoga bạn đang tập vì đơn giản đó chỉ là việc tập luyện. Đừng để có tiếng nói: “Tư thế chiến binh của tôi không đủ sâu.” Hoặc “Tư thế Cái cây của tôi cứ run rẩy như lung lay trong gió.”
Cho dù bạn có xì hơi trong lúc tập yoga, cũng đừng để những âm thanh chỉ trích bên trong làm bạn xấu hổ. Tư thế yoga của bạn không hòan hảo. Điều đó là bình thường. Có ai hoàn hảo đâu? Đừng cho phép bản thân nói xấu bản thân.
Nguồn Doyouyoga