“Gần đây, tôi đã gặp phải một số vấn đề về gân kheo / đầu gối bên trong ở cả hai bên, và được bác sĩ và bác sĩ vật lý trị liệu nói rằng tôi bị hội chứng người dẻo.. Tôi chưa bao giờ nghe thuật ngữ đó trước đây và bác sĩ nói rằng “Có lẽ tyoga không phải là bộ môn phù hợp để tôi tập luyện”. Làm thế nào để tôi đối phó với hội chứng người dẻo mà vẫn duy trì tập luyện yoga được? Tôi tập yoga gần như mỗi ngày và tôi thật sự chán nản khi nghĩ đến việc giảm tập hoặc không còn được tập yoga nữa”.
Học viên yoga thường hay hỏi: Chúng ta nên tập yoga thế nào khi bị chứng người dẻo (siêu linh hoạt tại khớp)? Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những gì tôi đã học được từ thực tế của mình.
Hội chứng siêu linh hoạt là gì?
Hãy bắt đầu trả lời câu hỏi của học viên với việc định nghĩa “siêu linh hoạt” mà chúng ta muốn nói đến. Khoảng 10-20% dân số mắc chứng siêu linh hoạtlà những người có nhiều khớp linh hoạt hơn mức trung bình. (Kumar và Lenert, 2017). Nếu bạn bị đau và / hoặc gặp phải các triệu chứng hoặc biến chứng khác do tình trạng khớp siêu linh hoạt thì bạn có thể được coi là mắc hội chứng rối loạn vận động khớp và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bạn thậm chí có thể cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để giải quyết các vấn đề đó. Những ai chỉ đơn giản gặp phải chứng siêu linh hoạt thông thường mà không bị đau vẫn cần lưu ý những hoạt động ưa thích của chúng ta, như tập luyện yoga, sao cho những hoạt động này lành mạnh có lợi cho cơ thể của chúng ta.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách thức tập yoga, hoặc thậm chí có ý kiến về việc có nên tập yoga hay không khi cơ thể chúng ta bị chứng siêu linh hoạt tại khớp. Vậy chúng ta nên làm gì? Trong suy nghĩ của tôi, câu trả lời cho cách thức bạn tập yoga, hoặc thậm chí liệu bạn có nên tập yoga hay không thực ra liên quan trực tiếp đến lời đáp cho câu trả lời: vì sao bạn tập yoga? Ban đầu tôi tập yoga vì đơn giản là tôi cảm thấy tốt hơn khi tôi tập nó. Việc tập khiến tôi cảm thấy dễ tập turng hơn. Tôi cảm thấy bình yên hơn và ngủ ngon hơn.
Câu hỏi mà những học viên này đặt ra về việc tập luyện yoga khi bị hội chứng siêu linh hoạt cũng chỉ ra một quan niệm sai lầm phổ biến về yoga xuất hiện ngay cả trong và ngoài cộng đồng yoga, đó là – tập yoga chỉ để tăng độ dẻo. Sau cùng tôi hiểu yoga là một bộ công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để đạt được nhiều nhánh lợi ích. Sức khỏe thể chất toàn diện bao gồm các thuộc tính như sức mạnh và tính linh hoạt, là một nhánh lợi ích.
Ngoài sức khỏe thể chất toàn diện, chúng ta cũng có thể sử dụng các công cụ của yoga để hướng tới một tâm trí yên ổn và thanh thản. Tôi cho rằng sự ổn định trong tâm trí có nghĩa là đạt được sự tập trung và bình thản, chứ không phải đạt được một cơ thể dẻo. Vì vậy, cho dù bạn có bị chứng siêu linh hoạt hay không cũng không thật sự liên quan đến khi chúng ta nói những phương diện vi tế trong thực hành yoga.
Vậy bạn sẽ tập yoga asana như thế nào nếu bạn bị chứng siêu lin hoạt?
Tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, trả lời câu hỏi trên từ góc nhìn của một người tập luyện bị chứng siêu linh hoạt tại khớp. Có những lúc tôi cảm giác mọi thứ bên trong cơ thể đều chuyển động cho dù tôi có muốn điều đó hay không. Tôi đã không nhớ bao nhiêu lần tôi trẹo cổ chân khi còn nhỏ. Khớp vai của tôi cảm tưởng như có thể kéo ra khỏi ổ chảo nếu tôi muốn như vậy và xương cùng thi thoảng như nhô ra khỏi vị trí. Đó là những cảm nhận mọi thứ di chuyển khi bị chứng siêu linh hoạt.
Với nhiều năm luyện tập Ashtanga vinyasa yoga và thử nghiệm nhiều thứ trên chính cơ thể của mình (cũng như với sự hướng dẫn và lời khuyên từ người thầy tuyệt vời), tôi đã khám phá những gì hiệu quả với tôi. Nếu cơ thể bạn không thuộc về số đông thì những cách thức phổ biến trong thực hiện tư thế, những hướng dẫn định tuyến chung chung có thể không hiệu quả với bạn. Dưới đây là những đề xuất tập luyện nếu bạn bị chứng siêu linh hoạt tại khớp:
- Đánh giá kĩ lưỡng mọi cảm giác có bên trong chính cơ thể của bạn. Ví dụ, liệu gợi ý chân thẳng hàng trong tư thế chiến binh có ổn cho bạn không? Nó có thể ổn hoặc có thể khiến bạn thấy áp lực chèn trong khớp cùng chậu. Quan sát cơ thể của bạn và điều chỉnh theo những gì bạn cảm nhận được.
- Bạn không cần phải cảm thấy “duỗi cho được” trong mọi tư thế. Khi bạn có khả năng duỗi thêm một chút nữa trong tư thế, không có nghĩa là bạn cần phải làm vậy hoặc đây là một ý hay. Nếu các mô đã được mở trong cơ thể, bạn có sẽ thể không cảm thấy duỗi nữa. Điều đó không có nghĩa là bạn cần phải đi xa hơn. Nó chỉ có nghĩa là trong tư thế đó, bạn không cần phải duỗi nữa. Hãy thử chuyển sự chú ý của bạn vào việc ổn định hoặc đến một cái gì đó tinh tế như hơi thở của bạn. Nếu bạn đã rất dẻo, việc tăng độ linh hoạt có khả năng gây gây mất ổn định các khớp vốn dĩ đã mất nhiều công sức để có thể ở nguyên vị trí. Ví dụ, nếu bạn đang thực hiện một động tác gập về phía trước, bạn có cần đi xa đến mức xương ngồi của bạn đang hướng lên trần nhà không?
- Chú ý duy trì tính toàn vẹn của khớp khi duỗi dài một cái gì đó. Điều này đặc biệt có liên quan đến các khớp vai vốn rất linh hoạt. Đừng để cơ thể của bạn di chuyển một cách dễ dàng và quá mức khi chúng sẵn đã rất linh hoạt.
- Hỗ trợ linh hoạt từ bên trong. Kết nối với những nhóm cơ sâu: đặc biệt là các cơ sàn chậu, cơ ngang bựng, cơ thắt lưng chậu.
- Dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn vào việc xây dựng sức mạnh ở một số nơi trong cơ thể để ổn định khớp. Tất cả sức mạnh không được tạo ra bằng nhau! Làm thế nào bạn tăng cường sức mạnh toàn diện cho cơ thể nếu bạn chủ đích cố định khớp trong khi cũng muốn duy trì phạm vi chuyển động và chức năng vận động. Một lần nữa, hãy chú ý đến việc hỗ trợ khả năng vận động của bạn bằng cách khám phá kết nối với vùng tâm của cơ thể, bao gồm cơ sàn chậu, cơ ngang bụng và cơ thắt lưng chậu. Cũng làm quen luôn với cơ răng trước quanh đai vai.
- Hãy hiểu rằng việc dừng lại khi cơ bắp của bạn cảm thấy mệt mỏi rất quan trọng vì khi bị chứng siêu linh hoạt tại khớp, bạn không gặp phải tình trạng căng chặt ở khớp, bạn không thể giữ cho gân, dây chằng và những kết cấu xung quanh không bị duỗi quá mức. Bạn phải ngừng tập.
- Hãy bằng lòng với việc không vội vàng. Có được loại sức mạnh dẫn đến sự ổn định trong một cơ thể siêu linh hoạt đòi hỏi sự quan sát, tập luyện liên tục trong một thời gian dài. Không có con đường tắt nào cả.
KẾT LUẬN
Tôi không nghĩ rằng những người siêu linh hoạt tại khớp phải từ bỏ yoga. Tôi nghĩ – và thực sự điều này đúng tất cả, chứ không chỉ riêng người siêu linh hoạt – rằng chúng ta chỉ cần sử dụng các công cụ mà yoga mang lại theo một cách nào đó hiệu quả cho riêng cơ thể của chúng ta. Bất kì ai cũng nên sử dụng công cụ yoga này. Vì vậy, nếu bạn đang tập yoga vì lợi ích yoga to lớn (cho sự tập trung và tỉnh thức tốt hơn, có thêm sự bình thản v.v), thì tôi không thấy lý do gì mà người bị chứng siêu linh hoạt cần phải ngừng tập yoga – – chỉ cần sử dụng các công cụ theo một cách phù hợp cho cơ thể và hoàn cảnh của bạn.
Nguồn_YOGANATOMY