Hợp nhất sức căng là thuật ngữ kiến trúc lần đầu tiên được dùng và mô tả bởi Buckminster Fuller. Hợp nhất sức căng là định nghĩa của sự cân bằng có được từ những thành tố chịu lực nén gián đoạn, được kết nối lại với nhau bởi những lực căng liên tục, cho phép toàn bộ hệ thống này tồn tại trong sự cân bằng.  Khi hợp nhất này hiện diện trong một thể sống, Dr Stephen Levine gọi đây là hợp nhất sức căng sinh học. Trong trường hợp cơ thể con người, ma trận mạc và các nhóm cơ hình thành một hệ thống lực căng và các xương  trôi lững lơ trong ma trận này, tạo ra những mối liên kết từ sự chèn ép đứt quãng giúp kết nối toàn bộ hệ thống.

“Mô hình dựa vào lý thuyết Hợp nhất Sức căng của Fuller có thể được đưa vào để mô phỏng sự hợp nhất cấu trúc của cơ thể. Toàn bộ những khái niệm trước đây về sinh cơ học của cơ thể cần phải được xem xét lại trong mối tương quan với mô hình này và những phương thức trị liệu trên hệ thống cơ xương cần được điều chỉnh” – Stephen Levine.

Tiến sĩ Ida Rolf đã từng chia sẻ với học trò của bà rằng không phải xương là cái giữ cơ lại với nhau, cũng không phải cơ là cái nối xương lại với nhau, mà thật ra xương là thứ trôi lềnh bềnh bên trong không gian…thịt. Và xương là  phần trôi lềnh bềnh như thế bên trong các mô cơ thể chúng ta. Chẳng có cái xương nào thực sự chạm cái xương nào cả.

Chỉ với một hơi thở duy nhất, chúng ta nhận biết được sự tương tác sinh động ở 136 khớp nối trong cơ thể con người. Khi ở trạng thái quân bình, trong một sự hòa hợp với lực hút trái đất, chuyển động di chuyển ngang đều qua toàn bộ hệ thống cơ thể chúng ta và khi đó không có cái nào gọi là bộ phận riêng lẻ cả, và cơ thể khi đó cũng không cần một sức mạnh riêng lẻ nào cả.

Hãy thử làm điều này nhé. Đứng trên đôi bàn chân và nhắm mắt. Hãy hình dung thế này: không có chiếc xương nào thực sự chạm vào nhau…xương của bạn đang bơi lội bên trong một ma trận mô liên kết chịu căng. Hình ảnh này tác động đến cách bạn cảm nhận bên trong đại dương cơ thể của mình thế nào?

Mô hình cơ thể người này khác với mô hình của Newton chỉ bao gồm khung xương và khớp, bỏ qua các mô mềm. Chúng ta chuyển động, di chuyển và thở không như những cấu trúc cơ học, mà giống như một ngôi nhà có các góc nhà dựng hợp lý cùng với các đường song song.

Những ví dụ Hợp nhất Sức căng trong Tự nhiên:-

  • Cấu trúc xoắn của DNA
  • Nhánh cây già thổi trong gió
  • Những chiếc căm xe ở bánh xe đẹp
  • Bong bóng
  • Tế bào trong cơ thể con người

Cách ứng dụng hợp nhất sức căng sinh học trong tập luyện yoga

  1. Tưởng tượng bạn đang để cho từng khớp nối trong cơ thể được mềm mại và mở rộng.

Năm trên lưng, đặt hông lên gạch tập, chân hướng lên trần. Đây là cách dễ dàng nhất để cảm nhận ma trận không gian bao quanh mỗi khớp ở trạng thái không chịu lực. Trải nghiệm co và thẳng gối. Tưởng tượng một sợi chỉ mãnh đang xâu qua  lỗ một chiếc kim. Khi các khớp ở một trạng thái căng cân bằng, sẽ có cảm giác chỉ xâu qua kim, tất cả các chiếc xương hầu như biến mất. Các khớp như những con thác năng lượng di chuyển thay vì là những vùng bị bó buộc chèn ép bên trong lưới mạc căng.

  1. Đu đưa, thay đổi, di chuyển đa chiều là cách hiệu quả để thả lỏng (hoặc cân bằng) những điểm thắt trong ma trận mạc. Bạn có bao giờ nhìn thấy sợi dây chuyền bị quấn rối? Để gỡ rối dây chuyền, bạn phải thả lỏng sợi dây rồi từ từ xốc nhẹ, lắc nhẹ, lay nhẹ mô mềm cả ba chiều, cho đến khi nó được gỡ ra. Nếu chúng ta chỉ kéo sợi dây chuyền ra nhiều hướng ngược nhau, điểm thắt sẽ bị thít chặt hơn (thậm chí có thể đứt). Bạn có bao giờ có cảm giác như thế trong một tư thế yoga, kéo, kéo và kéo (có khi suốt nhiều năm) và không có gì xãy ra. Sự đu đưa cho phép những thói quen căng cứng được thả lỏng ra, những thói quen chuyển động mới về cơ thần kinh được lập trình và những bộ phận cơ thể quá mềm dẻo (hoặc bị duỗi quá mức) bắt đầu hợp kết lại với nhau.

Thử nằm lại trên lưng và chuyển động tay chân của bạn như thể chúng là các vòi con bạch tuộc đang vẫy bơi trong đại dương . Bạn có thể chuyển động theo cách nào đó mà xương, khớp cảm thấy nhẹ nhàng, mềm mại và uyển chuyển không? Những cấu trúc hợp nhất sức căng có cảm giác nhẹ nhàng và mạnh mẽ, nhưng vẫn thư giãn và tạo dựng được một không gian thoải mái (như bong bóng, vòng quay xe đạp, nhẹ và vững mạnh)

  1. Nghỉ ngơi thả lỏng. Một cơ thể hợp nhất sức căng biết nghỉ ngơi, dù đi qua một chuỗi chuyển động năng động. Các mô có tính mềm mại và cân bằng. Hãy tự hỏi bản thân bất kì lúc nào, sự dễ chịu nằm ở đâu? Thay vì tranh cãi với cơ thể của chính mình hoặc bó buộc nó cả cuộc đời ở trong một vóc dáng nào đó, hãy lựa chọn chuyển động cùng với sự dễ dàng. Thoạt đầu, bạn sẽ cảm thấy bạn ít hành động hơn, nhưng đây chính là lúc sự rung động của những mối liên kết với cơ thể bên trong bạn bắt đầu thật sự tỏa khắp. Lớp vỏ bọc của cơ thể bên ngoài bắt đầu lùi bước,  vẻ nguy nga của cơ thể bên trong dần biểu lộ. Nhận biết khi dễ chịu, hơi thở thế nào?

Khi chuyển động hướng về sự dễ chịu, các lớp trong cơ thể bắt đầu trượt và lướt, chúng ta bắt đầu cảm nhận được khoang nội tạng của sự sống bên trong bụng chúng ta, và thực hành yoga biến chúng ta thành những cổ máy thông thoáng rộng mở sẵn sàng đón nhận bất cứ điều bất ngờ nào mà có thể giúp cuộc sống chúng ta thăng hoa.

  1. Nguyên tắc 70% của Đạo lão .Trong thực hành khí công của Đạo lão, nguyên tắc 70% công lực được áp dụng. Không cổ xúy cho lối tập “không đau, không đạt”, tạo sự thúc ép cho tuyến thượng thận và những mối quan hệ cạnh tranh không lành mạnh với bản thân và chung quanh. Nguyên tắc sử dụng 70% công lực dựa vào quan niệm rằng sự khám phá và phát triển (trong cuộc sống và trong luyện tập yoga hàng ngày) nên bắt đầu với sự liên kết yếu kém nhất. Không nên tìm kiếm sự phô trương quá mức, dễ dẫn đến hủy hoại liên kết yếu kém này và khiến toàn bộ hệ thống (vật lý, tinh thần, cảm xức)  co cứng và căng thẳng

Tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc này của Đạo lão trong thực hành yoga của bạn. Cho phép bản thân khám phá chuyển động về hướng tối đa 100% sau đó lùi lại về nơi cơ thể bạn cảm nhận sự cân bằng và hài hòa. Duy trì tập luyện hàng ngày, tôi cảm thấy cơ thể mình ít dễ bị chấn thương, hệ thống thần kinh cảm giác ổn định và tôi trở nên hiệu quả hơn trong các mối quan hệ và các phương diện khác trong cuộc sống của tôi.

Thực hành ứng dụng hợp nhất sức căng

Những nguyên tắc này có tiềm năng tạo nền tảng tốt cho bất kì phương cách thực hành tỉnh thức. Xem xét nền tảng của việc tập luyện yoga của tôi, tôi được giới thiệu những nguyên tắc ứng dụng hợp nhất sức căng cách đây 4 năm. Dấn sâu vào giữa những lớp bọc cơ thể và nắm bắt các không gian đan xen, mạng lưới mạc của chúng ta bắt đầu được tháo gỡ và trở nên cân bằng đều. Các đường mạc cơ bắt đầu chuyển động tự do và tay chân trở nên nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, như thân tre.

Thực hành là một cơ hội để duy trì sự dễ chịu và sự uyển chuyển trong chuyển động khi cơ thể chúng ta đi qua những thay đổi tự nhiên của cuộc đời, và nó mở ra một không gian cho việc lắng nghe ngôn ngữ của tế bào bên trong mỗi cơ thể chúng ta. Theo thời gian, một thực hành thuộc về không gian,tính cân bằng, sự đung đưa, tính dễ chịu và chuyển động sẽ trở thành một phép ẩn dụ cho cách chúng ta sống đời sống của chính mình. Có khi rồi toàn bộ cuộc sống của chúng ta sẽ trở thành những cấu trúc hợp nhất sức căng như là cái toàn vẹn của chính nó.

Nguồn_Gaia

Dịch_Yogavietnam