Đức Phật chịu trách nhiệm chính cuộc đời của Ngài.
Những lời dạy của đức Phật được truyền qua các thế hệ thông qua lời nói trong suốt 5 thế kỉ. Sau đó những lời dạy này mới được viết lại dưới dạng kinh Phật. Để giới thiệu những lời cam kết cho năm mới này, tôi đã chủ động chuyển biến một vài lời dạy của Ngài thành ngôi thứ nhất và thay đổi ngôn ngữ để văn bản đọc như một lời hứa. Nhưng nội dung vẫn tuân theo kinh Phật.
Những lời cam kết của đức Phật:
- Tôi sẽ không tin vào bất cứ thứ gì nếu đơn giản chỉ vì tôi được nghe về nó hoặc nhiều người đồn đại về nó. Tôi sẽ không tin vào bất cứ thứ gì theo lệnh của các vị thầy hoặc người lớn. Nhưng sau khi quan sát và phân tích, khi bản thân tôi đã hiểu nếu điều đó được cam kết và thực hành để đem lại hạnh phúc, ích lợi cho mọi người, tôi sẽ chấp nhận và làm theo nó.
Đây là đoạn văn ngắn trong bản kinh nổi tiếng Kalama Sutta. Đức Phật yêu cầu chúng ta tự chịu trách nhiệm cuộc đời mình – kiểm tra mọi thứ bởi chính bản thân mình (kể cả những lời dạy của Ngài), và nếu chúng ta quyết định rằng việc cam kết và thực hành điều gì đó sẽ mang lại lợi ích cho chúng sinh, hãy thực hiện nó.
- Trước khi nói, tôi sẽ xem xét điều tôi chuẩn bị nói có thật, có tốt lành và có ích hay không.
Ba tính chất này được lấy ra từ hướng dẫn về lời nói thông thái của đức Phật. Trong cuốn sách “Làm thế nào để bệnh”, tôi có nói về chúng như sau:
Việc làm lời nói của chúng ta phải thật, tốt lành và có ích là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng chúng ta có thể đặt ra ý định duy trì ba tính chất ấy trong đầu trước khi mở miệng…Tôi nhận thấy rằng việc đạt được 2 tính chất này khá dễ, nhưng khó đạt được cả ba. Ví dụ như một người bạn không hề liên lạc với chúng ta trong cả tháng qua, nhưng liệu việc chất vấn người bạn về vấn đề này có ích không? Trước khi gửi tin nhắn “Sao bạn không liên lạc?”, nếu chúng ta thay đổi ý định chất vấn với ý định hỏi thăm (“Bạn sao rồi?”), cuộc nói chuyện sẽ trở nên tốt lành và có ích. Chúng ta có thể tìm hiểu được rằng người bạn không liên lạc vì họ đang có vấn đề về gia đình hay công việc, điều đó cho chúng ta cơ hội phản hồi với sự vị tha và hỗ trợ hơn là tò mò.
- Lòng căm hờn không bao giờ giải trừ thông qua lòng căm hờn; lòng căm hờn chỉ tan biến thông qua sự không căm hờn. Đây là chân lý cổ đại. Tôi sẽ không mang lấy lòng căm hờn.
“Lòng căm hờn không bao giờ giải trừ thông qua lòng căm hờn; lòng căm hờn chỉ tan biến thông qua sự không căm hờn.” là một đoạn nổi tiếng của kinh Dhammapada. Chúng ta có thể dễ dàng đồng ý với lời quả quyết đầu, nhưng lời sau đó thì hơi phức tạp. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến Nelson Mandela người đã bị cầm tù suốt 27 năm rổi trỗi dậy, không mang cay đắng hay giận dữ, mà với trái tim rộng mở giúp ông làm nhiều điều chữa trị nỗi đau ở Nam Phi và gây cảm hứng cho những người theo đuổi con đường hòa bình trên khắp thế giới.
- Bất kì điều gì tôi mãi theo đuổi trong suy tư và băn khoăn đều có xu hướng trở thành nhận thức của tôi. Vậy nên tôi sẽ cẩn trọng quan sát dòng suy nghĩ của tôi và cách diễn tiến của chúng.
Ở đây đức Phật yêu cầu chúng ta phải tỉnh thức với suy nghĩ vì mỗi suy nghĩ đều mang lại kết quả. Chúng ta có thể không điều khiển được những suy nghĩ đột nhiên xuất hiện trong đầu, nhưng chúng ta có thể học cách không hành xử theo chúng nếu kết quả có thể làm vấn đề trầm trọng hơn cho chúng ta và người khác. Ví dụ như nếu ai đó lấy đi thứ mà chúng ta muốn, sự ghen tị sẽ xuất hiện trong tâm trí ta; nhưng với sự thực hành, chúng ta có thể học cách quan sát thay vì “theo” nó – theo nó bằng cách đẩy những câu chuyện căng thẳng về nó kiểu như “Nó không xứng đáng với thứ đó; chỉ có tôi mới xứng!” Những câu chuyện như vậy làm trầm trọng thêm tính ghen tị cho đến lúc “nó định hướng cho sự nhận thức của chúng ta” và theo đó chúng ta trở thành con người mang đầy tính ghen tuông ôm đầy khổ đau và bất hạnh.
- Tôi sẽ không để ý lỗi lầm của mọi người hoặc những điều họ đã hoặc chưa làm. Thay vào đó, tôi sẽ xem xét những gì tôi đã làm hoặc chưa làm.
Lời cam kết này có ý nghĩa như chính những câu chữ của nó.
- Cũng như viên đá chắc chắn không dễ chuyển bởi ngọn gió, tôi sẽ không dễ dàng bị thay đổi bởi những lời khen tặng hoặc chê bai.
Một vài người theo đức Phật đã quấy rối một tăng ni vì ông ta lùn. Khi đức Phật nghe kể rằng vị tăng ni này không thể hiện sự oán giận, Ngài cũng chú ý thêm là vị tăng ni này cũng không suy suyển trước những lời khen tặng hay đổ lỗi, vẫn vững như đá.
Trong một bản kinh kệ, đức Phật nói trong thế giới này luôn tồn tại khen tặng và chỉ trích, vì vậy tôi dùng đá như một pháp ẩn dụ với ý chỉ những gì ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta chính là cái cách ta phản ứng lại với khen tặng và chỉ trích. Chúng ta sẽ bị dịch chuyển bởi ngọn gió chúng gây ra, hay chúng ta sẽ đứng vững và biết rõ chúng sẽ không ảnh hưởng đến bình an và hạnh phúc của chúng ta?
- Tôi sẽ phát triển và nuôi dưỡng tâm trí của mình.
Đức Phật nói “Cũng như cây balsam, trong tất cả các loại cây, là loại cây dẻo dai và mềm mại nhất, cũng theo cách ví von này, ta không thể tìm một điều nào khác, khi được phát triển và nuôi dưỡng, lại có thể mềm mại và dẻo dai như vậy.” Đây là điều quá sức tuyệt vời! Đó có nghĩa là khi chúng ta không thể xóa đi nỗi đau khổ thể chất, chúng ta có thể phát triển và nuôi dưỡng tâm trí để có thể làm nhẹ đi nỗi đau tinh thần.
Các nhà nghiên cứu thần kinh thường hay nhắc đến tính dẻo dai của bộ não. Đây cũng có ý nghĩa như tính “mềm mại và dẻo dai” mà đức Phật nhắc đến. Vì tâm trí dẻo dai một cách diệu kỳ, chúng ta có thể học cách không tiếp những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực để chúng không phát triển mạnh rồi biến thành lời nói hay hành động gây hại cho chúng ta và người khác. Chúng ta có thể học cách nuôi dưỡng những suy nghĩ và cảm xúc nhẹ nhàng và làm lành, như là lòng vị tha hay lòng nhân từ.
Là con người, chúng ta có khả năng độc nhất để phát triển và nuôi dưỡng tâm trí. Tôi, là một người như vậy, cam kết rằng trong năm mới này sẽ không phung phí cơ hội quý báu này.
Nguồn: psychologytoday
Dịch bởi Yogavietnam