Hôm nay tôi được tiếp một vị khách đặc biệt từ yoga astanga của thế giới. Có mặt ở đây với chúng ta là Sharath Jois Giám đốc của học viện Ashtanga yoga, cháu trai của vị thầy guru Shri K. Paatabhi Jois.

Sharath sinh ngày 29 tháng 9 năm 1971 tại Mysore, Ấn Độ, con trai của bà Saraswathi Rangaswamy, bà là con gái của vị guru. Sarath đã học những tư thế đầu tiên khi lên 7 và trải nghiệm những động tác từ chuỗi căn bản và chuỗi trung cấp khi ông 14 tuổi.

Hiện tại, sáu ngày một tuần Sarath đều dậy lúc 1 giờ sáng để luyện tập bài thực hành của mình trước khi những học viên đầu tiên đến học viện K. Pattabhi Jois Ashtanga…

Tôi bị đau gối trái. Ông có gợi ý nào cho tôi không, liệu tôi có nên thực hành bài tập hàng ngày của tôi với những tư thế biến thể không?

Sarath: Prayatna shaithilya ananta samapattibhyam – Yoga Sutra 2.47. Theo kinh yoga (yoga sutra) thì bạn nên thả lỏng, thư giãn những cố gắng của mình, đừng cố ép bản thân quá nhiều. Bạn nên luyện tập nhưng tập thật thận trọng. Đừng thúc ép bản thân quá nhiều cho đến khi bạn thấy thoải mái và khỏe hơn. Bạn hãy tập thật chậm, để cơ thể thay đổi, và đừng quá nóng vội. Sự linh hoạt và dẻo dai rồi cũng sẽ đạt được. Khi luyện tập các tư thế linh hoạt hay uốn dẻo, các bài tập và các môn thể thao có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu và có khả năng bị chấn thương. Do đó không cần phải chơi các hoạt động thể thao khác trừ khi bạn thích những môn đó, và bạn cũng có thể chơi các môn đó một thời gian. Khi chấn thương và bị đau bạn hãy tập các động tác yoga, các asana có thể giúp bạn, khôi phục chữa lành.

Yoga nên được thực hành như thế nào?

Sarath: Yoga nên được rèn luyện như một việc thực hành về tâm linh. Yoga không chỉ giống như một bài tập thể dục. Nếu bạn chỉ tập như bài tập thể dục chắc chắn là bạn đã có những giới hạn. Nếu bạn tập yoga như việc thực hành tâm linh, sẽ không có điểm giới hạn nào cho yoga. Bạn sẽ phát triển xa hơn ở những phương diện và mức độ sâu sắc hơn trong việc thực hành. Vì vậy nên rèn để có được quan niệm rằng yoga là một luyện tập tâm linh và chúng ta nên mang tính tâm linh vào thực hành. Điều này rất quan trọng. Thay vì chỉ luyện tập yoga như việc tập thể dục, tập aerobics, hay tập gym cho cơ thể vật lý. Nếu bạn đan xen thực hành tâm linh vào trong việc luyện tập của bạn thì tôi nghĩ việc thực hành sẽ hiệu quả hơn. Toàn bộ quá trình luyện tập sẽ hiệu quả hơn. Vì thế nên học viên phải thực hành tâm linh song song với việc luyện tập thể chất.

Tôi có những điểm yếu của mình – Tôi lười biếng và không khỏe … Cách nào là tốt nhất cho tôi?

Sarath:Toàn bộ quá trình luyện tập được thực hiện để loại bỏ tất cả những thứ như tôi đã nói với bạn như karma (nghiệp), krodha (sân – sự tức giận), moha (si – mê lầm, vô minh), lobha (lòng tham), madhya (tự cao, tự đại), matsarya (sự đố kỵ) – 6 kẻ thù này nên được loại bỏ dần bằng cách thực hành yoga. Khi bạn đã loại bỏ được các yếu tố này, từng cái một và tất cả, ban sẽ thấy được thắp sáng ở bên trong, bạn sẽ đạt được sự tự do. Bạn sẽ đạt được tự do khỏi những kẻ thù này và không một điều gì có thể tác động đến bạn. Toàn bộ quá trình luyện tập là nền tảng của tự do. Đó cũng là lý do chính tại sao chúng ta thực hành yoga.

 Vậy nên Tôi phải luyện tập 6 ngày một tuần. Nếu tôi tập như thế cả năm thì điều gì sẽ đến?

Sarath: Chúng ta trở nên hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ bình an hơn. Chúng ta có thể loại bỏ được rất nhiều vấn đề về thân cũng như tâm. Hãy nhìn khắp thế giới ngày nay, chúng ta thấy rất nhiều người phải chịu đựng những căng thẳng, Ashtanga yoga cho chúng ta sức mạnh để giải quyết vấn đề đó.

Tôi ăn thịt và uống rượu bia. Ông có nghĩ tôi như  vậy là một người thực hành yoga có trách nhiệm  không?

Sarath: Ăn thịt là giết hại chúng sinh khác và điều này đi ngược lại với ahimsa, sự không gây hại, bất bạo động, không tàn sát. Khi việc gây hại xảy ra trong tự nhiên là một điều khác – như một con hổ ăn thịt nghĩa là không tàn phá hệ sinh thái. Nhưng uống rượu là đi ngược lại với thực hành yoga vì rượu ảnh hưởng đến sự yên bình yên nội tại và ảnh hưởng đến việc luyện tập của bạn.

Có một giới hạn nào về độ tuổi cho việc thực hành yoga không thưa ông?

Sarath: Một đứa trẻ 11 tuổi nên bắt đầu việc luyện tập, nhưng không có giới hạn nào cho những độ tuổi lớn hơn. Yoga sẽ giữ  cho mọi thứ lưu chảy bên trong bạn cho đến khi bạn chết nếu bạn vẫn tiếp tục thực hành. Khi việc tập luyện yoga đến một điểm nào đó, yoga sẽ trở thành  một phần của chúng ta, một phần của cuộc sống, giống như một cánh tay của bạn vậy. Nó không thể tách rời. Không thể nói: ngày mai tôi không muốn tập yoga nữa. Điều đó giống như bạn chặt cánh tay của bạn đi.

Theo ông, liệu tất cả những người thực hành yoga cuối cùng cũng sẽ đạt được trạng thái giác ngộ không?

Sarath: Nếu họ phát triển bản thân thì họ có thể giác ngộ. Nhưng trước tiên, bạn phải cho phép điều đó ăn sâu bên trong bạn. Giống như khi bạn trồng một cái cây, bạn phải chăm sóc và nuôi dưỡng để cây lớn mỗi ngày. Sự nuôi dưỡng của chúng ta chính là cơ thể vật lý, là các động tác, tư thế, là sự thực hành. Nếu chúng ta luôn giữ việc thực hành đúng, Samadhi hay trạng thái định, hay giác ngộ sẽ đến bất cứ lúc nào nhưng chúng ta sẽ không biết chính xác là khi nào.

 Sri K. Pattabhi Jois đã từng nói rằng “ Ashtanga là dành cho mọi người, trừ những người lười biếng” – Nhưng có thể một số người lại quá tham vọng với con đường yoga của họ?

Sarath: Rất nhiều người tham vọng với con đường thực hành yoga của họ. Nhưng quá trình yoga không thường xảy ra ngay lập tức, mà nó là một quá trình chậm và từ từ. Ngày nay mọi người muốn mọi thứ ngay lập tức nhưng yoga không phải như vậy. Yoga cần luyện tập, thực hành để hiểu. Giống như đại dương – bạn cần phải lặn xuống đáy để hiểu về biển. Nếu không, bạn thấy biển chỉ có nước.

Cảm ơn ông Jois.

Dịch _ Trần Hiếu

Nguồn_zmark.ca