Bạn đang ngồi ngay giữa lớp yoga mình yêu thích. Bạn đã đặt ra ý đồ thật dễ thương cho buổi học. Bạn hít thở nhịp nhàng và bạn chuẩn bị buông được áp lực của cả tuần thì cái cô nàng “Lucy dây thun” bước vào lớp. Trong lúc quay qua quay lại sắp xếp gạch tập, gối tập thì suýt nữa cô ấy dẫm lên mắt kính của bạn rồi cô nàng liên tục xì xào “Xin lỗi! Xin lỗi!” Tuần nào cũng thế, và như thường lệ, khi bạn đang cố chú tâm vào bên trong, bạn nhận ra khoảnh khắc dễ chịu đã trôi qua rất khó để lấy lại.
“Tôi để ý rằng những người đi trễ lại thường vui vẻ hơn những người phải chờ đợi họ.” ―Edward Verrall Lucas
“Học viên đi học đúng giờ tức là tôn trọng buổi thực hành; tôi bắt đầu và kết thúc lớp học đúng giờ là tôn trong thời gian của học viên.” ―Judith Hanson Lasater
Là một giáo viên yoga, tôi thường thấy những cảnh tượng như trên hàng trăm lần. Đôi khi khi thấy học viên đến trễ, tôi tạm dừng bài thuyết giảng mở đầu cho đến khi họ đã yên vị, bởi vì thường chẳng ai có thể chú tâm nghe khi người đến trễ cứ xột xoạt ra vào. Tôi đã chứng kiến cả lớp quay lại xem “màn trình diễn của Lucy” khi cô ấy cứ om om suốt hoặc dập tấm thảm ngay trước lớp vì không tìm được chỗ trống. Một giảng viên đầy thấu hiểu sẽ dành cho cô 1-2 tuần hướng dẫn riêng và thông cảm, chịu đựng sư huyên náo cô gây ra. Vâng, có thể cô tan sở trễ, người trông trẻ không đến, hoặc kẹt xe trên đường. Nhưng điều này không có nghĩa là cô có thể đi trễ liên tục như vậy.
Một bài báo khá hay trên tạp chí Psychology Today đưa ra một giải thích mới về việc sao người ta lại chọn việc đi trễ. (Vâng, thông thường đó là lựa chọn của họ.) Rất nhiều người với “thói quen dây thun” được phỏng vấn và có câu trả lời quen thuộc. Đơn giản là họ không muốn đi sớm. Có thể là họ thấy kì cục khi phải ngồi chờ hoặc nghĩ rằng đi sớm là phí phạm thời gian, họ chọn việc đi trễ hơn là có mặt sớm.
Trong một lớp yoga, nếu bạn đi sớm, có thể bạn sẽ làm phiền giáo viên đang sắp xếp lớp học hoặc bạn sẽ phải nói chuyện với một bạn học mới. Bạn có thể phải quyết định nên làm tư thế kéo giãn gân keo, vào tư thế em bé hoặc giả vờ mình đang nhắm mắt thiền định.
Một mặt khác, chuyên gia tâm lý học mà tôi có dịp thảo luận nói rằng việc đi trễ là một hình thức tự hành xác, là một phương cách sỉ nhục bản thân và làm tăng thêm cảm giác yếu kém (Xin lỗi! Thứ lỗi! Tôi làm phiền rồi.”) Một chuyên gia tư vấn khác nói rằng ở đây một số người có thể có cảm giác tự quan trọng hóa bản thân. (“Thời gian của tôi rất quý trọng. Tôi đến đây để luyện tập. Nếu tôi bỏ mất phần đầu buổi học, cũng chả sao.”) Nhưng sự thật là nếu bạn đến thực hành yoga, yoga bản thân nó là để giúp ta trở thành một người hoàn thiện hơn, một người tỉnh thức hơn đúng không? Vậy có những gì sau câu chuyện về Lucy? Bức tranh toàn cảnh của việc trễ nãi là gì?
Eknath Easwaran đưa ra một thuật ngữ mới “cơn bệnh nhanh nhảu” trong quyển “Dành thời gian của bạn”, và đưa ra ý tưởng rằng đây là thủ phạm của thói quen đi trễ. “Bạn có để ý rằng khi bạn cố gắng làm thêm nhiều việc trong một ngày, sẽ có nhiều khả năng bạn đi trễ cả ngày? Cố gắng nhét thêm việc vào, thì chúng ta càng đẩy thời gian đi xa.” Ông nói tiếp “Chúng ta không cần sống như vậy. Những người kiểm soát được cuộc sống của họ có thể luôn đúng giờ mà không cần phải tỏ ra hối hả. Họ hoàn thành mọi việc mà không bối rối, trong khi chúng ta, nhanh nhảu vì áp lực cuộc sống, chạy từ chỗ này qua chỗ khác, luôn trễ giờ và chưa chuẩn bị sẵn sàng. Chúng ta đã quên rằng một ngày có thể trôi qua với chúng ta mà không phải rối rắm lo lắng, chăm lo cho mỗi sự vụ khi nó nảy sinh mà không phải áp lực.”
Trong buổi nói chuyện của ông, Easwaran chỉ ra chìa khóa để ko vội vã và đúng giờ: bắt đầu một ngày thật sớm với thiền để trấn định tâm trí hối hả, xáo trộn và lập giai điệu cho một ngày. Rồi sẽ có đủ thời gian cho một bữa sáng đàng hoàng và ít phải chen chúc trong dòng xe cộ hơn. Cả ngày cứ thế như theo nhịp đó. Trông thì có vẻ hơi phản trực quan khi phải thêm một hoạt động vào trong ngày của mình (thiền), nhưng những ai đã thực hành nói rằng việc này giúp họ tỉnh thức hơn, họ ít tiêu phí thời gian hơn. Sự tập trung rõ ràng hơn giúp xóa đi những hành vi phí phạm thời gian cho việc làm đi làm lại công việc gì đó.
Vì vậy có lẽ nguyên nhân cho việc trễ nãi của Lucy có thể không phải nằm ở cái tôi to lớn hay thúc đẩy sâu xa để tự làm xấu bản thân. Như bài báo của tạp chí Psychology Today , đi trễ là một lựa chọn, nhưng nguyên nhân của lựa chọn ấy nằm đâu đó sâu xa hơn, với bản chất cơ bản của những gì gây ra hành vi thiếu suy nghĩ – chính là tình trạng kém tỉnh thức. Có thể sự trễ nãi của cô là do thói quen vội vã với mọi việc trong ngày. Cô quên hết mọi người trong lớp học vì trạng thái căng thẳng của cô, hệ thống thần kinh bị kích thích và tâm trí cô mãi chú tâm vào những gì cô đang cần ngay lúc đó hơn là vào việc hành vi của cô đang làm phiền mọi người. Hình thức bận rộn thái quá này có thể bằng cách nào đó làm chúng ta cảm thấy cần thiết, thúc đẩy lòng tự trọng thấp với giả định rằng công việc của chúng ta quan trọng hơn cả của những người khác. Nhưng ta sẽ nhận được cảm giác thỏa mãn thúc đẩy sự tự tin khi mình có thể tỉnh thức vào những gì xung quanh mình. Chậm nhịp lại giúp chúng ta đúng giờ và có thêm thời gian cho tương tác cơ bản của con người trong suốt một ngày.
Một vài điều bạn có thể làm khi đến lớp sớm hơn vài phút.
- Làm quen bạn mới
- Tìm chỗ ngồi bạn ưng ý nhất
- Nói chuyện, tìm hiểu giáo viên
- Hít thở
- Co giãn một chút
- Thực hành savasana
Nếu nghe có vẻ như là một bước thay đổi lớn, vậy bạn cứ đến lớp đúng giờ. Ngồi ở xe của bạn vài phút nếu bạn chưa cảm thấy thoải mái với việc đến sớm. Nhắm mắt và tập trung trước khi vào lớp. (Nếu điện thoại làm phiền, tạm thời mặc kệ nó.)
Bắt đầu với việc đến sớm sẽ giúp trải nghiệm của Lucy “giống yoga” hơn và sẽ chấm dứt tình trạng xột xoạt ngay sau lưng giáo viên. Để đến lớp đúng giờ có thể cần phải lên kế hoạch, nhưng ích lợi rất đáng. Trên thực tế, nếu bạn đặt ra ý định một ngày trước khi đến lớp (hoặc buổi họp mặt hay sự kiện) thì bạn sẽ lên giường sớm hơn để có thể dậy sớm, thiền và tận hưởng cảm giác dư dả thời gian trong ngày.
“Một ngày tuyệt vời bắt đầu từ tối hôm trước.” – Sukant Ratnakar
“Sự trưởng thành tâm linh nằm trong vô số hành động nhỏ của lòng vị tha.” ― Eknath Easwaranw vbw`
Nguồn: Yoga International
Dịch bởi Yogavietnam