Yoga giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần thế nào?

Chúng ta không nên đi qua quá giới hạn cơ thể vật lý của mình cũng như không nên đi quá giới hạn về mặt cảm xúc vì tất cả những việc đi qua giới hạn này đều không có lợi và thể hiện sự vụng về của bản thân.

Khi thấy những cảm xúc mạnh mẽ khởi lên trong lúc tập yoga, điều đầu tiên chúng ta cần nhận biết là “Mình không cô độc”.  Rất nhiều người gặp phải những cảm xúc băn khoăn lo lắng trong quá trình tập luyện của họ.  Chỉ cần biết rằng rất nhiều người cũng có những trải nghiệm tương tự (và may mắn họ đã vượt qua một cách tốt đẹp) sẽ giúp bạn chạm ngưỡng giới hạn của mình đồng thời vượt qua giây phút lo lắng.

Điều thứ hai chúng ta nên biết những lợi ích lẫn bất cập khi chúng ta tìm những lời khuyên trên thế giới internet cho những vấn đề liên quan sức khỏe của chúng ta. Tôi không phải là bác sĩ, tôi không thể chẩn đoán hay kê toa cho bạn. Tôi cũng không phải là chuyên gia tâm lý trị liệu, tôi không thể tham vấn giúp bạn vượt qua những đợt khủng hoảng tinh thần. Kể cả tôi là chuyên gia, đưa ra lời khuyên qua thế giới internet cũng khá nguy hiểm bởi tôi không trực tiếp tiếp xúc với bạn, tôi có thể thiếu sót thông tin hoặc hiểu sai những gì đang diễn ra với bạn, và có thể đưa ra những chỉ dẫn gây hại cho bạn. Tuy vậy, tôi có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình, để bạn có thể làm việc thêm cùng với chuyên gia và hiểu thêm về tình trạng của mình và lựa chọn giải pháp cho tình trạng của mình.

Nhiều người có cảm giác lo lắng băn khoăn trong quá trình tập luyện.

Cơ thể chất chứa vấn đề.

Chúng ta luôn chất chứa nhiều vấn đề bên trong cơ thể của mình, có nghĩa là chúng ta cất giữ cảm xúc bên trong cơ thể, ngoài ra còn thể cất giữ ở đâu nữa? Ắt hẳn là cảm xúc không lưu giữ ở các công nghệ đám mây, cũng chẳng ở trong mạng lưới của gã khổng lồ Google. Tất cả nằm bên trong bạn, ngay trong lòng bàn tay bạn, ngay giây phút ý thức sẵn sàng khởi phát. Điệu múa của yoga chính là chơi đùa khám phá giới hạn bản thân: chúng ta chỉ tiến gần điểm giới hạn, nhưng không bao giờ đặt chân đến điểm đó, chúng ta lùi lại một chút để nhận biết chúng ta có khả năng tiếp cận về hướng đó nữa không và phải luôn an toàn. Quá trình này là cả nghệ thuật – không bao giờ đến quá gần nhưng di chuyển tịnh tiến đến giới hạn đó. Cảm giác quá trình này mang lại rất thú vị, rõ ràng là có cái gì đang diễn ra, nhưng cảm nhận không quá mạnh mẽ, và chúng ta không bao giờ ở trong tình thế nguy hiểm khiến cơ thể bị tổn thương.

Khi nghĩ đến giới hạn, ngưỡng chịu đựng chúng ta thường nghĩ đến phương diện thể chất, bạn có thể nghĩ vậy khi đọc những dòng trên, nhưng thực tế chúng ta còn có những ngưỡng chịu đựng về mặt cảm xúc, tinh thần và cả tâm linh. Chúng ta không nên đi qua quá giới hạn cơ thể vật lý của mình cũng như chúng ta không nên đi quá giới hạn về mặt cảm xúc vì tất cả những việc đi qua giới hạn này đều không có lợi và thể hiện sự vụng về của bản thân. Việc chúng ta có những mô sẹo làm hạn chế phạm vi chuyển động cũng như chúng ta có những mô sẹo thuộc cảm xúc bó buộc chúng ta di chuyển trong đời sống cá nhân của mình. Chúng ta sẽ đau khi bị chạm vào những vùng tắc nghẽn, co cứng lại này, và chỉ khi chúng ta cho phép mình đi sâu vào thực hành yoga, cơ thể chúng ta mới bắt đầu cởi mở. Lúc này những chỉ dẫn chuyên gia thật sự cần thiết để bảo đảm chúng ta lấy bỏ thành công mô sẹo.

Khám phá giới hạn bản thân

Các chuyên gia điều trị vật lý sẽ khiến bạn cảm thấy đau vì rõ ràng họ đang phá vỡ mô sẹo, các chuyên gia điều trị tâm lý cũng có thể làm điều tương tự, mang bạn đến những lãnh địa đau khổ để dọn dẹp những tổn hại cảm xúc đang có trong bạn. Giáo viên yoga không được đào tạo chuyên môn này, vì vậy những gì chúng ta có thể làm, và thực ra là nên làm trong việc tập luyện yoga là làm việc tiếp cận với những ngưỡng chịu đựng nơi có những tắc nghẽn. Với một số người, thì đây là tất cả những gì họ cần trong luyện tập, vậy nếu đúng là vậy thì họ nên tập thế nào để được chữa lành?

Một lần nữa, câu trả lời lại là khám phá ngưỡng chịu đựng, giới hạn bản thân nhưng cùng với nhận biết sâu sắc. Cảm xúc con người về bản chất là giúp bảo vệ, chữa lành và phát triển chúng ta, chúng vốn không phải là những gì tệ hại, ngược lại chúng rất cần thiết cho cuộc sống đáng sống này. Tuy vậy đôi khi chúng ta để cảm xúc khởi lên không được khôn ngoan cho lắm, đây là lúc chúng ta cần xem xét lại trải nghiệm thuần của cảm xúc một cách không bám chấp và với thái độ bình thản. Hãy xem xét một ví dụ thực tế

Học viên trong lúc thực hiện tư thế yin yoga con chuồn chuồn quan sát rằng cô ấy khởi lên một cảm giác sợ hãi to lớn, và khổ sở mong muốn ra khỏi tư thế đó, muốn hét điên loạn lên, và cảm nhận sức ép ở lồng ngực. Cô ấy đã tập yin yoga được một năm và bất chợt cảm giác sợ hãi này khiến cô ấy ngạc nhiên, bối rối và lo lắng. Điều này có nghĩa là gì và cô ấy phải làm gì đây?

Câu trả lời là hãy khám phá giới hạn bản thân, với sự nhận biết sâu sắc..

Yoga đúng nghĩa.

Đầu tiên hãy biết rằng không chỉ mình bạn rơi vào hoàn cảnh này, gặp phải hiện tượng này. Cảm xúc sẽ khởi lên vào bất kì một thời điểm nào đó trên hành trình yoga của bạn. Bạn sẽ thấy điều này là tự nhiên nhận ra yoga không chỉ có lợi cho cơ thể, không chỉ dừng lại ở các mô vật lý. Tiếp theo – hãy xem xét chiều sâu của những cảm xúc có được, xem chúng chỉ diễn ra trong lúc đang tập luyện yoga hoặc cũng diễn ra vào những thời điểm khác trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn rơi vào tình huống thứ hai, hãy tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để tìm hiểu xem những hiện tượng này có ý nghĩa gì và tìm cách vượt qua những thử thách này.

Cuối cùng hãy biết rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để chuyên sâu việc thực hành yoga của bạn, để bạn ra khỏi giới hạn của nhưng tư thế đơn thuần và tiến vào nững tầng sâu sắc hơn về bạn.

David Williams, một trong hai người Mỹ đầu tiên thực hành Ashtanga yoga, đã quan sát và nói rằng yoga đúng nghĩa là những gì bạn không thể thấy được.

Ông ấy có ý nói rằng quá trình thực hành yoga đúng nghĩa sẽ mở ra những gì nằm sâu bên dưới những hình ảnh cơ thể voặn xoắn kia, và sẽ đi vào hơi thở và cách chúng ta quan sát chú tâm đến những gì hiện hữu bên trong. Đây là lời mời phản hồi mang tính cảm xúc mạnh mẽ của bạn gửi đến bạn. Thay vì phản ứng mù quáng, và theo thói quen hãy nuôi dưỡng một thái độ chấp nhận và trí tò mò. Hãy hỏi bản thân về những điều đang thực sự diễn ra “Cái gì đây?”

Cảm xúc và cơ thể

Yogis Ấn độ và thuộc yoga Đạo giáo (Trung Hoa) đều nhận thấy sự tương quan giữa một vài cảm xúc nhất định và những vùng cơ thể nhất định: sợ hãi chất chứa ở thận, tức giận hiện diện trong gan, lo lắng ẩn chứa ở dạ dày, hoảng sợ nặng nề ở tim, đau buồn trú trong phổi. Những mối tương quan này có ý nghĩa trực giác rất nhiều, kể cả nhìn hiện tượng từ gốc nhìn của người phương Tây” khi chúng ta đau buồn, phổi co thắt lại (khi khóc), khi chúng ta hoảng sợ, tim đột ngột mất một nhịp (có khi chúng ta bị đau tim hoặc có kiểu “sợ muốn chết”), khi chúng ta buồn phiền sẽ dễ bị chứng viêm loét, và khi gan bị hư tổn là lúc chúng ta hay đổ dồn sự bực dọc hoặc cơn giận lên những người thân (gia đình của những kẻ nghiện rượu biết rõ về điều này), và khi chúng ta lo sợ, tuyến thượng thận kích hoạt để chúng ta sẵn sàng bỏ chạy hoặc chiến đấu với những gì chúng ta đang chạm trán. Nhưng may mắn chúng ta cũng được hưởng lợi từ những cảm xúc tích cực: những điều tốt đẹp an trú ở phổi, niềm vui chan chứa trong trái tim, sự sáng tạo rạo rực ở dạ dày, lòng tử tế nương ở gan, trí tuệ ngự ở thận.

Yogis Ấn độ và thuộc yoga Đạo giáo (Trung Hoa) đều nhận thấy sự tương quan giữa một vài cảm xúc nhất định và những vùng cơ thể nhất định.

Các tư thế yoga tác động lên cơ thể vật lý và năng lượng của chúng ta, kích hoạt các đường kinh mạch kết nối phản hồi với các cơ quan nội tạng chính và đôi khi gợi lên những phản hồi mạnh mẽ từ cảm xúc. Xem xét trường hợp trên về người phụ nữ trải qua cảm giác lo sợ khi thực hiện tư thế giạng chân, khi đó cô ấy tạo ra một lực căng lớn ở đùi trong, ở nhóm cơ khép đùi, là vùng các đường kinh mạch gan và thận chạy ngang.  Lực căng có thể lớn đủ để gây ra phản ứng cảm xúc nếu hiện đang có những tắc nghẽn, ứ đọng về mặt thể chất lẫn cảm xúc liên quan ở các cơ quan gan và thận.

Bất kể nguyên do tạo nên những phản ứng cảm xúc là gì, cách xử lý đều giống nhau: nhận biết thản nhiên – quan sát những gì đang diễn ra, không cố gắng thay đổi, không trốn chạy, không để rơi vào tình trạng tuyệt vọng hay cam chịu. Tất nhiên chúng ta luôn biết rằng khi nào chúng ta đã để mình vượt qua ngưỡng chịu đựng và lọt sâu vào hố cảm xúc, hãy lui lại. Nhưng nếu cảm xúc hiện ra chỉ là một khó khăn nhất định, không nguy hại, hãy điềm tĩnh ở yên, đơn giản quan sát trải nghiệm– thật ra đây là lúc bạn sắp đón một điều gì đó thú vị  – đừng bỏ lỡ nó.

Nhận diện cảm xúc

Hãy luôn hỏi bản thân “cái gì đây?”. Nhận biết cảm xúc, và những cảm nhận cơ thể có được, nhận biết thật rõ về mọi thứ. Bản cảm thấy thế nào, hơi thở của bạn thế nào, nhịp tim thế nào, quai hàm, vai, cổ của bạn có đang bị căng? Ví dụ, khi đang cảm thấy sợ hãi, nhận diện nỗi sợ hãi : hơi thở tôi ngắn và ngắc ngư, vai tôi bị căng, suy nghĩ mơ hồ, tôi không tập trung được. Đừng phán xét những cảm nhận này tốt hay xấu, cũng đừng cố thay đổi chúng, chỉ quan sát theo cách chúng đang là.

Kết luận: Khi cảm xúc mạnh mẽ khởi lên trong lúc tập luyện yoga, hãy quan sát chúng. Nếu chúng quá mạnh mẽ, hãy lùi lại và có thể ngưng tập trong ngày hôm đó. Nếu việc này vẫn tiếp diễn đến độ bạn không thể tập luyện tốt được, hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Tuy nhiên hãy biết nếu những cảm xúc không nguy hại, chỉ là một chút thử thách bản thân đối diện, hãy nắm bắt cơ hội này để đưa việc thực hành yoga của bạn lên một tầm mới: khám phá giới hạn cảm xúc, không đi qua ngưỡng chịu đựng. Hãy bắt đầu quan sát những gì thật sự diễn ra, không thêm, không bớt bất cứ gì từ những trải nghiệm này.

Và một lời cuối trích từ Rod Stryker :”Nếu bạn chưa từng cười, chưa từng khóc với yoga, vậy thì bạn đang chờ đợi gì?”

Nguồn UpLiftConnect 

Dịch Yogavietnam.vn